Đảo Jurong ở Singapore. (Ảnh minh họa: iStock)
Đồng thời, Singapore sẽ đạt được mức cao nhất về lượng khí thải sớm hơn so với mức phát thải ròng bằng 0 do chính quyền nước này phấn đấu vào năm 2050.
Singapore có kế hoạch giảm mục tiêu phát thải carbon cho tới năm 2030 xuống còn 60 triệu tấn carbon dioxide (CO2), Phó Thủ tướng Lawrence Wong Wong cho biết tại hội nghị Tuần lễ Năng lượng quốc tế Singapore. Nước này trước đây đã đặt mục tiêu phát thải đạt mức cao nhất 65 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030.
Ông Wong nói: "Hiện chúng tôi sẽ đặt mục tiêu đạt đỉnh lượng khí thải sớm hơn và giảm lượng khí thải xuống khoảng 60 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2030. Mục tiêu cải thiện 5 triệu tấn này là đáng kể vì nó tương đương với việc giảm 2/3 lượng khí thải giao thông hiện tại của chúng ta".
Phó Thủ tướng Singapore không nêu rõ trong bài phát biểu của mình năm nào lượng khí thải carbon của Singapore sẽ đạt đỉnh.
Người phát ngôn của Ban Thư ký quốc gia về Biến đổi khí hậu của Singapore cho biết, mức phát thải đỉnh chính xác và năm sẽ phụ thuộc vào nỗ lực khử carbon của Singapore, điều này sẽ bị ảnh hưởng bởi công nghệ được sử dụng và sự đóng góp của người dân và doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng Lawrence Wong phát biểu tại hội nghị Tuần lễ Năng lượng quốc tế Singapore lần thứ 15, ngày 25/10/2022. (Ảnh: Reuters)
Là một phần trong kế hoạch khử carbon, ông Wong đã đưa ra chiến lược hydro của Singapore vào ngày 25/10, nói rằng loại nhiên liệu này có thể cung cấp tới một nửa nhu cầu điện năng của Singapore vào năm 2050.
Singapore phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khí tự nhiên để sản xuất điện và có rất ít quỹ đất để xây dựng các cơ sở năng lượng mặt trời. Gần đây, Singapore đã bắt đầu nhập khẩu điện tái tạo từ các nước láng giềng Lào và Malaysia.
Singapore bày tỏ sự quan tâm và có kế hoạch về một dự án thương mại quy mô nhỏ sử dụng amoniac carbon thấp để sản xuất điện.
Ông Wong thông tin: "Với dự án này, người dân Singapore có thể bắt đầu được tiếp cận với nguồn điện được tạo ra từ hydro carbon thấp từ năm 2027. Thông qua dự án, chúng tôi hy vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của chuỗi cung ứng amoniac cho các nhu cầu khai thác mỏ trên biển".
Thêm 129 triệu SGD (90,63 triệu USD) sẽ được dành để hỗ trợ cho các nỗ lực nghiên cứu và phát triển hydro thông qua Dự án nghiên cứu năng lượng carbon thấp. Đây là con số lớn nhất so với 55 triệu SGD tài trợ nghiên cứu được trao cho đến nay.
Chính phủ Singapore có kế hoạch phát triển kinh doanh hydro bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn và khuôn khổ như đảm bảo xuất xứ để chứng nhận nguồn gốc carbon thấp của hydro nhập khẩu, ông Wong nói.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!