Tái chế đồ bảo hộ - Thách thức mới trong đại dịch COVID-19

Hoàng Hải (Phóng viên THVN tại Mỹ)-Thứ sáu, ngày 21/05/2021 06:09 GMT+7

VTV.vn - Hiện nay, một số công ty của Mỹ đã nghiên cứu giải pháp cho vấn đề này nhưng đang gặp không ít khó khăn.

Tại Mỹ, một số bang đang dần dỡ bỏ các biện pháp phòng chống dịch. Khẩu trang và một số đồ dùng bảo hộ y tế đã không bắt buộc phải sử dụng ở một số địa điểm công cộng, tuy nhiên những vật dụng vốn rất quen thuộc trong thời gian đại dịch này lại không dễ xử lý để thân thiện với môi trường.

Được làm từ nhựa polypropylene, dây chun và kim loại, khẩu trang đã qua sử dụng thường được vứt vào thùng rác. Tuy nhiên, cũng không hiếm trường hợp chúng được vứt ngay trên đường phố, sông hồ hay bãi biển. Vật dụng vốn được sử dụng để hạn chế sự lây lan của đại dịch COVID-19 bây giờ lại làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm nhựa.

Anh Tom Szaky - Giám đốc công ty xử lý rác TerraCycle, bang New Jersey, Mỹ chia sẻ: "Bạn biết đấy, sẽ tốn rất nhiều chi phí để thu thập các vật dụng bảo hộ cá nhân, phân loại và tái chế chúng. Chi phí này cao hơn nhiều so với giá trị chúng tôi thu được sau tái chế, do đó cần phải có kinh phí tài trợ cho các chương trình này".

Để gây quỹ cho hoạt động tái chế, công ty TerraCycle đang bán ra những chiếc hộp bìa với giá 88 USD để đựng khẩu trang dùng 1 lần sau khi sử dụng. Sau khi phân loại, những chiếc khẩu trang này sẽ được chuyển tới các công ty đối tác để tái chế thành hạt nhựa. Tuy nhiên, theo giám đốc doanh nghiệp, cách thức hoạt động như hiện tại khó duy trì được lâu dài.

Tái chế đồ bảo hộ - Thách thức mới trong đại dịch COVID-19 - Ảnh 1.

"Terracycle cung cấp nhiều dịch vụ tái chế đồ dùng bảo hộ cá nhân khác nhau. Trong trường hợp nhận được tài trợ từ các nhà sản xuất, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ miễn phí. Nếu không tìm được nhà tài trợ, mọi người sẽ phải trả phí nếu muốn sử dụng dịch vụ", Giám đốc TerraCycle cho biết thêm.

Thống kê của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho thấy trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát, mỗi tháng có khoảng 129 tỉ khẩu trang dùng 1 lần được sử dụng trên thế giới, trong đó hơn 1,5 tỷ chiếc đã bị vứt vào các đại dương gây ra thêm khoảng 6.200 tấn nhựa biển. Nhiều công ty và các nhà nghiên cứu đang tìm cách tận dụng nguồn rác thải này mặc dù hiện tại, đây đang là hình thức kinh doanh không có lãi.

Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, nếu sự gia tăng của các rác thải y tế không được quản lý sẽ dẫn đến tình trạng đổ rác không kiểm soát. Ngoài thiệt hại về môi trường, loại rác thải này có thể làm các ngành du lịch và thủy sản thiệt hại khoảng 40 tỷ USD.

Sáng kiến biến rác thải thành đồ bảo hộ y tế Sáng kiến biến rác thải thành đồ bảo hộ y tế

VTV.vn - Rác thải của người này có thể là kho báu của người kia. Một nhà thiết kế tại đặc khu Hong Kong (Trung Quốc) đã chứng minh điều này, đặc biệt là trong mùa dịch COVID-19.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước