Thế giới ghi nhận 118,5 triệu ca nhiễm COVID-19

Ban Thời sự-TTXVN-Thứ năm, ngày 11/03/2021 06:00 GMT+7

Tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc đang có dấu hiệu dịu lại kể từ làn sóng lây nhiễm thứ ba. Ảnh: Reuters

VTV.vn - Tính đến sáng 11/3, thế giới đã ghi nhận 118,5 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó 2,63 triệu ca tử vong vì đại dịch.

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 540.585 ca tử vong trong tổng số 29.802.874 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 158.123 ca tử vong trong tổng số 11.266.216 ca nhiễm. Brazil đứng thứ ba với tổng số 11.125.017 ca nhiễm, trong đó 268.568 ca tử vong, sau khi Bộ Y tế ngày 10/3 thông báo số ca tử vong trong vòng 24 giờ qua tại nước này ở mức cao nhất từ trước đến nay với 1.972 ca.

Tại khu vực châu Á, Bộ Y tế Malaysia ngày 10/3 thông báo ghi nhận thêm 1.448 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 317.717 ca. Số ca tử vong do COVID-19 tại Malaysia cũng đã lên 1.191 ca sau khi có thêm 5 ca tử vong trong 24 giờ qua.

Trong khi đó, Bộ Y tế Indonesia thông báo trong 24 giờ qua, nước này có thêm 5.633 ca nhiễm mới và 175 ca tử vong do COVID-19. Tính đến nay, Indonesia ghi nhận tổng cộng 1.398.578 ca nhiễm và 37.932 ca tử vong. Đã có 1.216.433 bệnh nhân phục hồi.

Cùng ngày, Bộ Y tế Philippines thông báo nước này có 2.886 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 603.308 ca. Quan chức thuộc Lực lượng đặc nhiệm quốc gia chống COVID-19 cảnh báo người dân nước này về chiều hướng gia tăng số ca mắc COVID-19 ở vùng đô thị Manila và nhiều khu vực khác trong những ngày gần đây, đồng thời cho rằng diễn biến hiện nay có thể gây sức ép lên hệ thống bệnh viện nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan.

Bộ Y tế Lào cho biết phát hiện 1 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này lên 48 ca.

Thế giới ghi nhận 118,5 triệu ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Anh - Ảnh: Reuters

Tại khu vực châu Âu, Bulgaria ngày 10/3 ghi nhận thêm 3.502 ca nhiễm mới, mức cao nhất trong vòng 3 tháng qua, trong khi số ca tử vong cũng tăng thêm 132 ca. Bulgaria đã cấm tiến hành các cuộc phẫu thuật không khẩn cấp tại các bệnh viện ở nhiều thành phố. Bộ Y tế cho biết có thể đóng cửa trường học, trung tâm mua sắm và trung tâm thể thao cũng như nhà hàng nếu cần thiết nhằm ngăn chặn đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan.

Tây Ban Nha, Bộ trưởng Du lịch Reyes Maroto cho biết nước này có thể bắt đầu sử dụng "hộ chiếu vaccine" vào tháng 5 tới, khi hội chợ du lịch quốc tế FITUR được tổ chức ở thủ đô Madrid. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 làm hơn 900.000 người ở châu Âu tử vong và đẩy châu lục này vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí tiếp tục làm việc về "hộ chiếu vaccine", loại giấy tờ chứng nhận cho những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động di chuyển nội khối và cứu vãn ngành du lịch châu Âu trong mùa Hè sắp tới.

Trong khi đó, Hiệp hội Du lịch Đức (DTV) lo ngại rằng không thể bù đắp được thiệt hại từ đợt phong tỏa vào mùa Đông. Đại dịch đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành du lịch Đức trong năm 2020 khi số lượng khách lưu trú qua đêm giảm 39% xuống còn 302,3 triệu lượt. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Theo báo cáo của Viện Robert Koch (RKI) sáng 10/3, Đức ghi nhận thêm 9.146 ca mắc mới trong 24 giờ qua và hơn 300 ca tử vong trong khi chỉ số lây nhiễm giảm từ 67,4 xuống còn 65,4 ca/100.000 dân/tuần. Đến nay, Đức ghi nhận tổng cộng hơn 2,51 triệu ca mắc, trong đó 72.489 ca tử vong.

Czech - điểm nóng về dịch COVID-19 tại châu Âu Czech - điểm nóng về dịch COVID-19 tại châu Âu

VTV.vn - Czech hiện là quốc gia đang có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất trong EU, với gần 10 nghìn 5 trăm ca mắc mới được ghi nhận trong ngày hôm qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước