Tình trạng nóng lên toàn cầu khiến băng tan nhanh

Tường Vy (VTV8)-Thứ ba, ngày 22/01/2019 18:31 GMT+7

(Ảnh: AP)

VTV.vn - Biến đổi khí hậu đã đẩy nhiệt độ mặt đất và biển lên cao, tình trạng nóng lên toàn cầu đã khiến băng tan nhanh.

Nhiệt độ cao không phải điều bất thường tại Australia trong mùa hè nóng nực ở bán cầu Nam vào dịp đầu năm. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định, đợt nắng nóng kinh hoàng chưa từng thấy trong lịch sử này là do biến đổi khí hậu gây nên. Tình trạng thời tiết bất thường còn được ghi nhận là đang diễn ra nghiêm trọng tại nhiều vùng đất dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh của chúng ta.

Lớp băng bao phủ trên đảo Greenland đang tan chảy giữa mùa đông do nhiệt độ đại dương cao. Một nhóm các nhà khoa học đến từ Mỹ, Bỉ, Hà Lan cho biết, băng tại khu vực này đang tan với tốc độ nhanh nhất trong 350 năm qua và sẽ tiếp tục tan nhanh do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Trong khi đó, tốc độ băng tan ở Nam Cực đang nhanh gấp 6 lần tốc độ vào những năm 1980. Các nhà khoa học chuyên nghiên cứu băng tại Mỹ đã sử dụng những hình ảnh được chụp từ máy bay, vệ tinh và giả lập máy tính để theo dõi tốc độ tan băng ở 176 khu vực tại Nam Cực kể từ năm 1979. Họ nhận thấy lượng băng mất đi gia tăng đáng kể và được cho là dấu hiệu của tình trạng Trái đất nóng lên do con người gây ra.

Tình trạng băng tan tại Bắc Cực tăng nhanh đã khiến cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước tại đây đổ ra các đại dương. Đây là kết quả công trình nghiên cứu tâm huyết của các nhà khoa học Chile, Canada, Mỹ, Hà Lan và Na Uy trong suốt 47 năm qua. Theo nhóm nghiên cứu, tính đến hiện tại, tình trạng ấm lên nhanh tại Bắc Cực đang vượt xa so với Nam Cực.


Băng tan nhanh gấp 6 lần trong vòng 40 năm qua Băng tan nhanh gấp 6 lần trong vòng 40 năm qua

VTV.vn - Đây là kết quả nghiên cứu mới được các nhà khoa học Đại học California và phòng thí nghiệm của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước