Bộ trưởng Bộ Truyền thông Malaysia Saifuddin Abdullah. (Ảnh: Reuters)
Quy định người dân sản xuất và đăng tải video lên mạng xã hội phải xin giấy phép từ cơ quan chức năng Malaysia đã gây ra làn sóng phản đối tại nước này. Sau đó, chính quyền Malaysia đã phủ nhận việc họ đang kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội.
Ngày 22/7, Bộ trưởng Bộ Truyền thông Malaysia Saifuddin Abdullah đã khiến người dân hiểu nhầm sau khi nói rằng, mọi đoạn phim và video, bao gồm cả những bộ phim được sản xuất bởi các đơn vị truyền thông và người dùng phương tiện truyền thông xã hội, phải tuân thủ Đạo luật Phim năm 1981 về yêu cầu cấp phép. Muốn được cấp giấy phép nói trên, doanh nghiệp phải có số vốn tối thiểu 50.000 Ringgit (khoảng 11.700 USD).
Ông Saifuddin Abdullah đã được hỏi về vấn đề này tại Quốc hội sau khi Al-Jazeera bác bỏ yêu cầu rằng họ cần phải có giấy phép để sản xuất bộ phim tài liệu vào ngày 3/7 về việc đối xử với những người nhập cư không có giấy tờ. Cảnh sát nước này đã mở một cuộc điều tra sau khi các quan chức phản hồi rằng thông tin này là không chính xác và sai lệch.
Chính quyền Malaysia đã phủ nhận việc họ đang kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội. (Ảnh minh họa: The NY Times)
Nhiều người dân Malaysia và các nhà lập pháp đối lập đã chỉ trích thông báo của ông Saifuddin, rằng quy định này có khả năng ảnh hưởng đến các video được sản xuất trên những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến như TikTok, Facebook và Instagram trong bối cảnh hơn 80% dân số Malaysia dùng phương tiện truyền thông xã hội.
Với quy định trên, người dùng lo ngại rằng, họ sẽ phạm luật ngay cả khi chỉ đăng tải những video giải trí thông thường, mang tính cá nhân lên TikTok hay Instagram. Theo tờ Bloomberg, quy định này được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Malaysia đang cáo buộc một kênh truyền hình nước ngoài đăng tải video gây tranh cãi về tình hình dịch bệnh COVID-19 lên mạng xã hội tại quốc gia này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!