Trung Quốc: Hơn 70% trẻ em có bố mẹ bỏ quê di cư có dấu hiệu trầm cảm

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 14/12/2015 21:44 GMT+7

VTV.vn - Theo thống kê, có tới 61 triệu trẻ em Trung Quốc bị bỏ lại ở quê khi bố mẹ di cư ra thành phố, hơn 70% trong số đó có dấu hiệu của các bệnh tâm thần như trầm cảm.

Chính sách kiểm soát luồng lao động di cư ở Trung Quốc bắt đầu được thắt chặt từ hơn 5 thập kỉ trước do lượng người đổ tới các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội việc làm quá đông, trong khi nhiều vùng nông thôn lại bị bỏ hoang. Tuy nhiên, chính sách này cũng đã bộc lộ một số hạn chế. Các lao động nông thôn di cư tới thành thị sẽ không có giấy phép cư trú, đồng nghĩa với việc họ không được hưởng các chế độ an sinh xã hội.

Những trẻ em có bố mẹ di cư tới thành thị thường bị bỏ lại cùng với ông bà của mình, những người quá già để có thể chăm sóc cho người khác. Cha mẹ các em không thể đưa các em theo vì điều kiện không cho phép cũng vì chế độ hộ khẩu khắt khe tại các thành phố lớn.

Những trẻ em được đi cùng bố mẹ lên thành phố cũng không có điều kiện đi học. Không có giấy tờ cư trú, các em không thể học trong các trường công. Thu nhập của bố mẹ các em thấp nên các trẻ em cũng không thể tới các trường tư.

Theo thống kê, có tới 61 triệu trẻ em trên toàn Trung Quốc đang phải chịu cảnh bị bỏ lại ở quê, tương đương với dân số của Italty, trong đó, hơn 70% có dấu hiệu của các bệnh tâm thần như trầm cảm. Những đứa trẻ khác dù đã được đến thành thị nhưng cơ hội phát triển cũng rất hạn chế.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước