Dịch vụ tiêu dùng ngày càng chiếm tỷ lệ áp đảo trong tăng trưởng GDP của nền kinh tế số 2 thế giới.
Thông tư từ Bộ yêu cầu các đơn vị đưa ra các biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng tăng chi tiêu, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phục hồi kinh doanh. Chương trình thúc đẩy tiêu dùng sẽ kéo dài đến cuối năm 2023. Bộ chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các thể chế tài chính, các nền tảng thương mại điện tử, cơ quan truyền thông tổ chức một loạt các chương trình kích cầu tiêu dùng. Đẩy mạnh tổ chức các sự kiện, như hòa nhạc, liên hoan âm nhạc, triển lãm.
Hiện nay hầu hết các hoạt động kinh tế văn hóa xã hội hầu như không còn rào cản nào từ quản lý dịch bệnh. Doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng năm ngoái đã vượt qua con doanh số trước dịch 2019. Mô hình tiêu dùng của người dân thay đổi mạnh, nhất là các loại hình dịch vụ mua sắm hàng hóa chất lượng cao, hàng công nghệ, ô tô.
Năm ngoái, doanh số bán lẻ trực tuyến của Trung Quốc đạt hơn 13.800 tỷ Nhân dân tệ, tức gần 2.030 tỷ USD, đứng đầu toàn cầu. Ngay cả lĩnh vực hàng xa xỉ, Trung Quốc cũng muốn nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế khi đầu tư mạnh cho thiên đường mua sắm Hải Nam, tiến tới miễn thuế cho toàn bộ hàng hóa vào năm 2025. Hiện nay, hàng xa xỉ ở tỉnh Hải Nam được bán với giá rẻ từ 10-40%.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng và nhà đầu tư phục hồi mạnh mẽ. Thúc đẩy mua sắm tiêu dùng được hầu hết các ngành tham gia để tạo hiệu ứng lan tỏa rộng khắp, nhất dịch vụ vui chơi giải trí, hàng hóa giá trị cao, những lĩnh vực mũi nhọn liên quan đến nhiều ngành nghề.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!