Chuyển hành khách được cứu tới bệnh viện Antonio Perrino ở Brindisi, miền nam Italy (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nạn nhân là một người đàn ông Hy Lạp, đã chết khi nhảy xuống biển để thoát thân lúc đám cháy bùng lên dữ dội. Các lực lượng cứu hộ của Hy Lạp, Italy và Albania đã cứu được 190 hành khách trên tàu.
Tuy nhiên, do thời tiết xấu, trời lạnh, gió to và sóng cấp 8, cản trở công tác tìm cứu, nên vẫn còn 287 hành khách kẹt lại trên tàu. Bộ trưởng Quốc phòng Italy Roberta Pinetti cho biết, Hải quân Italy và lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ làm hết sức mình để tiến hành cứu hộ.
Tàu Norman Atlantic được xác định bị cháy vào lúc 4h30, giờ Hy Lạp, khi đang trên đường sang Italy. Trên tàu có 422 hành khách, trong đó chủ yếu là người Hy Lạp và 56 thành viên thủy thủ đoàn. Tàu dài 186 mét, lượng giãn nước 7.800 tấn và có sức chứa tối đa 880 hành khách, do một công ty của Italy điều hành.
Theo nhật báo La Repubblica, lần gần nhất người ta kiểm tra kỹ thuật tàu là vào ngày 19/12 vừa qua và phát hiện 6 lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, trong đó có các lỗi liên quan đến báo động cháy và các cửa chống cháy “có nhiều trục trặ”. Tuy nhiên, các lỗi này đã bị chủ tàu phớt lờ và 9 ngày sau, vụ cháy đã xảy ra trên biển Adriatic.
Nhiều khả năng, các cơ quan điều tra của Italy sẽ vào cuộc để truy cứu trách nhiệm của chủ tàu sau khi việc cứu hộ hoàn thành. Theo nghị sỹ Mauro Pilli, sự cố này là một điều “đáng xấu hổ”. Trong những tháng trước, nghị sỹ này đã trình lên Quốc hội Italy vấn đề về sự thiếu kiểm soát của cơ quan chức năng đối với việc mua đi bán lại những con tàu cũ phục vụ chở khách trên biển Địa Trung Hải và Adriatic. Ông cho rằng, có rất nhiều dấu hiệu thiếu minh bạch trong việc chuyển giao các tàu, trong khi cơ quan chức năng hầu như không biết gì.
Trong 5 năm qua, kể từ khi được hạ thủy, tàu Norman Atlantic đã đổi tên và đổi chủ 3 lần.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.