Giá trị xuất khẩu nông sản thấp - Giải pháp nào cho người nuôi trồng Việt Nam?

PV-Thứ sáu, ngày 17/11/2023 19:00 GMT+7

VTV.vn - Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều thương lái Trung Quốc sang tận vườn để ép giá nông dân.

Không riêng nông sản, thuỷ sản Việt Nam mà các sản phẩm khác cũng bị thương lái Trung Quốc nhập tiểu ngạch về rồi làm thêm bao bì, nhãn hiệu sau đó bán ra cao gấp nhiều lần.

Nhiều năm qua, nông thuỷ sản Việt bị thương lái Trung Quốc bị ép giá, gần như nông thuỷ sản nào của Việt Nam có bán sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch cũng đã từng vướng phải tình trạng này. Tình trạng ép giá khi vào mùa vụ, nếu nhà nông không bán chỉ đổ đồng cho bò ăn; thổi giá khi trái vụ để nhà nông đua nhau nuôi, trồng…, đến khi thu hoạch, chở lên vùng biên biên giới thì bị thương lái “vạch lá tìm sâu”, bắt bẻ khuyết điểm để từ chối mua, ép giá người dân như đã từng xảy ra với chuối, khoai lang tím, thanh long...

Hàng loại 1 thì đổ bỏ ở biên giới trong khi người tiêu dùng trong nước khó mua được

Thương lái Trung Quốc vào tận vườn đẩy giá lên cao, doanh nghiệp gom hàng để xuất. Giá sầu riêng chuẩn xuất khẩu (từ 2,5 kg đến dưới 5 kg) ngay tại miền Tây bình quân từ 150.000 - 180.000 đồng/kg. Ngoài tiêu chí về trọng lượng, quả phải tròn đều đủ múi và không bị sẹo hay dị tật… Đây là sầu riêng nghịch vụ chỉ có ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nên nguồn cung rất thấp. Dồn hết sản lượng vào xuất khẩu là thế nhưng đắng cay thay, hàng sang tới biên giới, thương lái lại “huỷ kèo” nhằm hạ giá, ép doanh nghiệp phải thanh lý với giá rẻ. Nhiều container sầu riêng bị đổ bỏ ngay tại biên giới.

Giá trị xuất khẩu nông sản thấp - Giải pháp nào cho người nuôi trồng Việt Nam? - Ảnh 1.

Tại thị trường TP Hồ Chí Minh, sầu riêng đều là hàng không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, múi bị lép hoặc trọng lượng quá to hay quá nhỏ, không đạt yêu cầu của thương lái Trung Quốc… Người tiêu dùng trong nước đang ăn hàng chất lượng loại 2, loại 3, nhưng có lúc giá phải trả cao hơn giá loại 1 xuất khẩu.

Giải pháp nào cho nông thuỷ sản Việt?

Anh Nguyễn Chí Anh - Tổng Giám đốc công ty TNHH XNK AGO chia sẻ: “Việc nông thuỷ sản Việt Nam bị ép giá chủ yếu do tình trạng xuất khẩu tiểu ngạch, mua bán giữa nhà vườn và cơ sở thu mua với thương lái Trung Quốc tại biên giới. Cụ thể, các giao dịch mua bán giữa người nông dân và thương lái Trung Quốc chỉ thỏa thuận miệng, không có hợp đồng hay đặt cọc, hoặc chỉ đặt cọc một phần nhỏ. Thế nhưng, khi giao hàng đến nơi thì rất nhiều lô hàng bị hủy hoặc thông báo "tạm thời ngừng giao dịch"".

Để giảm thiểu tình trạng này, người dân cần chuyển đổi từ mua bán tiểu ngạch sang xuất khẩu chính ngạch, không bắt tay với những thương lái Trung Quốc để thao túng giá ngay trên đất Việt. Bên cạnh đó, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác để giảm tính phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Giá trị xuất khẩu nông sản thấp - Giải pháp nào cho người nuôi trồng Việt Nam? - Ảnh 2.

Anh Nguyễn Chí Anh - Tổng Giám đốc công ty TNHH XNK AGO

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và xúc tiến xuất khẩu hàng Việt Nam, công ty TNHH XNK AGO đã và đang phát triển mở rộng thị trường, đưa nông thuỷ sản Việt Nam sang các thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông. Tuy một số thị trường có yêu cầu cao hơn, nhưng giá tốt hơn và bình ổn hơn so với thị trường Trung Quốc.

Ngoài kinh doanh thương mại xuất khẩu, công ty TNHH XNK AGO cũng đang phát triển đề án: “Nông dân xuất khẩu” nhằm đào tạo, nâng cao kiến thức, định hướng cho nông dân, doanh nghiệp Việt phát triển tự sản xuất nuôi trồng, tự chế biến xuất khẩu, giảm thiểu tình trạng phụ thuộc vào thương lái nước ngoài, bình ổn giá và gia tăng sự ổn định phát triển kinh tế cho nông dân và doanh nghiệp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước