Chuyên mục

Các doanh nghiệp bán lẻ "mạnh tay" kích cầu tiêu dùng Tết Tân Sửu

VTV Digital - 03/02/2021 - 06:26 - Tiêu dùng

VTV.vn - Dịch COVID-19 đã khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm sút nhưng lượng cung lại tăng 15% - 20% so với năm ngoái.

Theo thông lệ, thời điểm hiện tại là thời điểm bán chạy nhất của chuỗi bán lẻ, theo họ mọi năm thời điểm này lượng tiêu thụ hàng hóa phải tăng gấp đôi. Tuy nhiên do dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, năm nay lượng cầu ít đi là điều dễ nhận thấy.

Lượng cầu đã ít hơn, mà lượng cung năm nay còn tăng 15-20% so với cùng kỳ năm ngoái, buộc các doanh nghiệp phải tiếp tục tung ra nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng. Và càng đến sát Tết lại càng khuyến mãi nhiều hơn

Mỗi ngày, tại nhiều siêu thị đều có những chương trình khuyến mãi với mặt hàng thiết yếu như hàng tươi sống, rau củ, mỹ phẩm đều có mức giảm sâu trên 30%, vào cuối tuần giảm sốc tới 50%. Đặc biệt trong dịp Tết này, có nhiều chương trình giảm giá mạnh vào sản phẩm nội địa, đặc sản vùng miền.

Để có những mức khuyến mãi trên, hầu hết các doanh nghiệp đã phải lên kế hoạch từ trước đó cả quý, làm việc rất kỹ với các nhà cung cấp để có nguồn hàng vừa đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý, tiết giảm một phần chi phí vào quảng bá, truyền thông. Nên mặc dù giảm giá sâu nhiều mặt hàng nhưng họ vẫn cân bằng được mục tiêu kinh doanh của mình.

Nhìn chung tại các hệ thống mặt hàng giảm giá sốc nhất vẫn là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày như mặt hàng tươi sống, nước mắm, hạt nêm, nước ngọt, sữa, nước giặt. Tính đến thời điểm này, lượng khách tiêu dùng tại một số siêu thị lớn đang tăng khoảng 10%, các nhà bán lẻ hy vọng càng đến gần Tết, người tiêu dùng sẽ mua sắm nhiều hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?