Chuyên mục

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 loại thuốc ho và điều trị tăng huyết áp

Trịnh Huyền - 10/06/2020 - 19:25 - Tiêu dùng

VTV.vn - Sở Y tế Đà Nẵng vừa ra văn bản thu hồi 2 loại thuốc ho và điều trị tăng huyết áp, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Các loại thuốc bị thu hồi gồm: Thuốc viên nén Captopril (Captopril 25mg) có SĐK: VD-20545-14, số lô: 0119; ngày SX: 22/2/2019; HSD: 22/2/2022 do Công ty CP Dược phẩm và sinh học y tế sản xuất. Nguyên nhân thu hồi là do mẫu thuốc Captopril không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu tạp chất Captopril disulfid (vi phạm mức độ 2), trong khi đó, Captopril là chất ức chế enzym chuyển dạng angiotensin I, được dùng trong điều trị tăng huyết áp và suy tim...

Đình chỉ lưu hành, thu hồi 2 loại thuốc ho và điều trị tăng huyết áp - Ảnh 1.

Siro ho Bạch Ngân PV cùng thuốc viên nén Captopril được thu hồi để đảm bảo sức khoẻ cho người dùng.

Loại thuốc tiếp theo bị thu hồi là thuốc Siro ho Bạch Ngân PV có SĐK: VD-27167-17, số lô: 010120, ngày SX: 6/1/2020, HSD: 5/1/2023 do Công ty CP dược Phúc Vinh sản xuất. Mẫu thuốc đã không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu định tính Bách Bộ (vi phạm mức độ 2) nên buộc phải thu hồi và dừng lưu hành.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dùng thuốc, Sở Y tế Đà Nẵng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở bán buôn, bán lẻ, sử dụng thuốc trên địa bàn TP thu hồi thuốc viên nén Captopril (Captopril 25mg) và Siro thuốc ho Bạch Ngân PV, báo cáo về Sở Y tế trước ngày 28/6/2020.

Sở Y tế cũng giao Thanh tra Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng và Trung tâm kiểm nghiệm Đà Nẵng kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện các yêu cầu nêu trên; xử lý những đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trịnh Huyền

Cùng chuyên mục

XEM

8 mẹo tiết kiệm tiền bạn nên biết

VTV.vn - Nếu bạn chưa có khả năng kiếm nhiều tiền hơn, hãy bắt đầu bằng cách tiết kiệm tiền.

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?