Chuyên mục

Giới nhà giàu đổ xô đi mua quốc tịch để trốn dịch COVID-19

Quỳnh Anh (Theo CNN) - 11/08/2020 - 19:00 - Tiêu dùng

VTV.vn - Đối với những người bình thường, dịch COVID-19 đồng nghĩa với ít đi du lịch. Nhưng với tầng lớp thượng lưu, đại dịch lại là lúc họ đầu tư mua quốc tịch và "chạy nạn".

Ngành công nghiệp kinh doanh hộ chiếu, hay các chương trình nhập tịch bằng đầu tư (CIP) hiện đang bùng nổ mạnh do dịch COVID-19. Đây là phương pháp để giới nhà giàu "chạy nạn" khỏi những nơi nguy hiểm đến vùng đất an toàn hơn, nhận được những ưu đãi tốt hơn từ chính phủ sở tại hoặc đơn giản là để tẩu tán tài sản ra nước ngoài một cách hợp pháp.

Trước khi dịch bùng phát, mục đích chính của giới nhà giàu khi dùng CIP là được tự do di chuyển, tránh thuế hoặc hưởng những tiện ích về giáo dục, y tế... Thế nhưng, đại dịch đã làm thay đổi tất cả khi giờ đây sự an toàn mới là ưu tiên hàng đầu. Những quốc gia chống dịch tốt hiện lại đang thu hút nhiều đại gia trên thế giới đến trú ẩn thay vì những ưu tiên như thuế hoặc chất lượng sống.

Giới nhà giàu đổ xô đi mua quốc tịch để trốn dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Hộ chiếu Australia được nhiều "đại gia" ưa chuộng vì chống dịch tốt.

"Những người giàu không chỉ lên kế hoạch cho 5 - 10 năm tới như mọi người, họ chuẩn bị sẵn mọi thứ cho hơn 100 năm sau nữa", Dominic Volek, giám đốc khu vực Châu Á của hãng chuyên kinh doanh quốc tịch Henley & Partners chia sẻ với CNN.

Theo Volek, giới nhà giàu hiện nay không chỉ nhìn nhận đại dịch COVID-19 như một cuộc khủng hoảng nhất thời mà còn suy tính đến những hệ lụy kéo dài của nó. Thậm chí, họ còn tính đến những khả năng "tận thế" rồi tìm đến những khu vực được coi là an toàn nhất để mua quốc tịch.

Trong khoảng tháng 6 tháng đầu năm 2020, số đơn xin mua quốc tịch của công ty Henley đã tăng 49% so với cùng kỳ năm trước. Số khách hàng xin tư vấn về dịch vụ này trong quý I/2020 cũng tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoài.

Tìm nơi trú ẩn an toàn

Trong quý I/2020, quốc tịch của những nước như Montenegro hay đảo Síp được ưa chuộng nhất với doanh số tăng tương ứng 142% và 75% so với cùng kỳ năm trước.

"Nguyên nhân chính là do 2 nước này thuộc Liên minh Châu Âu (EU), cho phép tự do đi lại. Ngoài ra, các chính sách về thuế, giáo dục và y tế đều tốt hơn so với quốc gia họ đang ở", ông Volek chia sẻ. 

Ngoài ra, các tấm hộ chiếu của Australia và New Zealand cũng thu hút nhiều người khi chống dịch COVID-19 khá tốt, đồng thời nằm xa các đại lục lớn. Nhưng chỉ những người siêu giàu mới tham gia được thị trường hộ chiếu này. Chương trình CIP tại Australia yêu cầu tối thiểu khoảng 1-3,5 triệu USD/người, New Zealand thì vào khoảng 1,9-6,5 triệu USD/người.

Giới nhà giàu đổ xô đi mua quốc tịch để trốn dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Giá tiền đầu tư vào các quốc gia để sở hữu thêm 1 tấm hộ chiếu.

"Cơ chế của New Zealand khá thoáng trong vấn đề bạn đầu tư vào đâu để có quốc tịch, miến là chúng không dùng cho mục đích cá nhân là được", ông Volek cho hay.

Giới nhà giàu đổ tiền vào CIP hiện nay cũng có biến động vì dịch COVID-19. Trước đây, Trung Quốc và Trung Đông là các quốc gia mà đại gia bản địa hay tìm kiếm đường xuất ngoại nhất, nay Mỹ, Ấn Độ... lại là nơi có nhiều người giàu tìm đường ra đi nhất.

"Cho đến hiện nay, các nước nhỏ có thể kiểm soát bệnh dịch tốt hơn. Còn hiện tại tình hình ởMỹ đang gần như mất kiểm soát hoàn toàn. Nhưng nhiều quốc gia nhỏ hơn lại không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch. Tại các quốc gia ở vùng Caribbean như Dominica, Antigua và Barbuda, hay St Kitts, những khu vực này có rất ít ca lây nhiễm COVID-19", Nuri Katz, nhà sáng lập ra công ty tư vấn tài chính quốc tế Apex Capital Partners chia sẻ với CNN. 

Nhập quốc tịch đang là ngành kinh doanh béo bở

Giới nhà giàu đổ xô đi mua quốc tịch để trốn dịch COVID-19 - Ảnh 3.

Mỹ và Anh đang bị giới nhà giàu "ghẻ lạnh" khi khả năng chống dịch không bằng các quốc gia nhỏ.

Chương trình nhập tịch bằng đầu tư có thể đóng góp cho nền kinh tế thông qua nguồn vốn vào thị trường bất động sản, tạo thêm việc làm hay phát triển cơ sở hạ tầng, tăng doanh số trái phiếu... Do vậy, nhiều nước phát triển đang mở cửa khuyến khích đầu tư. 

Theo ước tính của ông Katz, năm 2020 sẽ có gần 25.000 người muốn mua quốc tịch để tìm nơi trú ẩn. Tuy vậy, việc nhập quốc tích mới và di chuyển tới nơi trú ẩn mới không phải dễ dàng và nhanh chóng. Với nhiều đại gia, kể cả khi có tấm hộ chiếu mới, nhưng tài sản và các mối quan hệ lợi ích vẫn đang còn ở trong nước sở tại. 

Ngoài ra, không phải quốc gia nào cũng chấp nhận mọi đơn xin nhập tịch bằng CIP. Hàng năm, Malta sẽ từ chối khoảng 20-25% số đơn xin nhập tịch vì không tin tưởng vào những trường hợp này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Quỳnh Anh (Theo CNN)

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.