Chuyên mục

Những góc khuất của xu hướng "mua chung"

VTV Digital - 07/01/2021 - 18:15 - Tiêu dùng

VTV.vn - Tại Trung Quốc, hình thức “mua chung” này không chỉ là lời nhờ vả truyền miệng nữa mà đã phát triển thành một mô hình kinh doanh phổ biến trên các nền tảng.

Trong đó, nông sản tươi và thực phẩm có thể được mua với mức giá “rẻ không tưởng”. Ví dụ dịch vụ giao đồ ăn Meituan chào bán 1 cân rưỡi táo hoặc 30 cuộn giấy vệ sinh với giá chỉ 0,0015 USD, quy đổi ra tiền Việt là 34 đồng.

Trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, mô hình mua chung theo nhóm trở nên thịnh hành hơn khi mọi người ngại đi ra khỏi nhà và muốn tiết kiệm tiền do kinh tế bất ổn. Theo dữ liệu từ hãng nghiên cứu thị trường Kantar, thị trường mua chung theo nhóm ở Trung Quốc đạt doanh số 89 tỷ nhân dân tệ vào năm 2020, gấp 3 lần so với năm 2018 và con số này sẽ tăng lên gần 125 tỷ USD vào năm nay.

Nhu cầu mua sắm thực phẩm tươi trực tuyến vẫn mạnh mẽ khi nhiều người tiêu dùng duy trì thói quen mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử ngay cả khi dịch COVID-19 được kiểm soát.

Bên cạnh Alibaba và Tencent, các ông lớn thương mại điện tử khác như Meituan, Pinduoduo, J.D.com hay cả hãng gọi xe Didi Chuxing cũng tung ra các dịch vụ mua chung hoặc rót tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đang vận hành mô hình kinh doanh này. Didi Chuxing mới nhập cuộc năm 2020 nhưng đã mở rộng mạng lưới ra 17 tỉnh. Còn J.D.com mới đây vừa chi 103 triệu đô mua 5% số cổ phần của China Dili Group, một công ty kinh doanh nông sản giá sỉ sở hữu 10 chợ đầu mối lớn ở nhiều thành phố của Trung Quốc.

Người tiêu dùng tự tìm nhau để tạo thành một nhóm mua chung. Giờ đây còn xuất hiện thêm những nhân vật trung gian tập hợp các nhóm mua chung lại.

Những góc khuất của xu hướng mua chung - Ảnh 1.

Người tiêu dùng Trung Quốc tự tìm nhau để tạo thành một nhóm mua chung.

Đó là các chủ hàng tạp hóa nhỏ lẻ. Họ sẽ đứng ra làm đầu mối để nhận hàng trung chuyển rồi các nhóm mua chung sẽ đến cửa hàng của họ để nhận đồ. Theo Bloomberg, trong một ngày bận rộn, các chủ hàng tạp hóa này có thể xử lý tới 800 đơn hàng. Với mỗi đơn hàng, họ lại nhận được các điểm thưởng hoặc mã khuyến mại từ các nền tảng thương mại điện tử. Như vậy là các nhóm mua chung còn có thể hưởng lợi từ nhau thông qua nhân vật trung gian này.

Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc ngày càng lo ngại các rủi ro tiềm tàng của mô hình mua chung đối với việc làm và sự ổn định kinh tế. Bởi các tập đoàn công nghệ Trung Quốc đang chạy đua mở rộng thị phần mua chung bằng cách bán nông sản tươi và thực phẩm với giá giảm cực mạnh cho người tiêu dùng và các nhà cung cấp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

VTV Digital

Cùng chuyên mục

XEM

Hoá đơn tiền điện tại Hà Nội tăng vọt do đâu?

VTV.vn - Theo Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội, việc tăng giá điện là do đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng.

"Trạm tái sinh Aquafina" biến chai nhựa trở nên có ích hơn

VTV.vn - Dự án công nghệ "Trạm tái sinh Aquafina" được ra đời với mục tiêu biến những chai nhựa đã qua sử dụng trở nên có ích hơn với cuộc sống.