Chuyên mục

Sản phẩm Việt Nam được rao bán bao nhiêu trên Amazon?

Trung tâm Tin tức VTV24 - 22/04/2019 - 10:13 - Tiêu dùng

VTV.vn - Những vật dụng thân thuộc với người Việt Nam như cao sao vàng, nón lá, chổi dừa… được rao bán trên Amazon với giá có khi gấp cả chục lần tại thị trường trong nước.

Sản phẩm Việt Nam được rao bán bao nhiêu trên Amazon? - Ảnh 1.

Cao sao vàng - khoảng 3,32 USD/hộp, Nguồn: Amazon.com

Cao sao vàng được rao bán trên Amazon với giá khoảng 3,32 USD/hộp, tương đương 50.000 đồng. Mức giá cao gấp 5 lần so với các trên các trang thương mại điện tử ở Việt Nam.

Sản phẩm Việt Nam được rao bán bao nhiêu trên Amazon? - Ảnh 2.

Mũ lá cọ - 14,99 USD/chiếc, Nguồn: Amazon.com

14,99 USD/chiếc (khoảng 350.000 đồng/chiếc) là giá mũ lá cọ được rao bán trên Amazon. Sản phẩm được mô tả có đường kính dài 40 cm. Hiện nhiều cửa hàng tại Việt Nam bày bán loại mũ này với giá từ 40.000 đồng/chiếc.

Sản phẩm Việt Nam được rao bán bao nhiêu trên Amazon? - Ảnh 3.

Nón lá - khoảng 9,345 USD/chiếc, Nguồn: Amazon.com

Một gian hàng trên Amazon rao bán 4 chiếc nón lá với giá 37,38 USD, nghĩa là 9,345 USD/chiếc (tương đương 215.000 đồng/chiếc). Ngoài công dụng che nắng, che mưa, chiếc nón còn có thể dùng để quạt mát.

Sản phẩm Việt Nam được rao bán bao nhiêu trên Amazon? - Ảnh 4.

Chổi làm từ cọng dừa - 12,99 USD/chiếc, Nguồn: Amazon.com

Cây chổi làm từ cọng dừa được rao bán với giá 12,99 USD/chiếc (khoảng 300.000 đồng/chiếc). Trong khi đó, nhiều cửa hàng tại Việt Nam bán sản phẩm này với giá chỉ bằng 1/10 mức giá trên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Trung tâm Tin tức VTV24

Cùng chuyên mục

XEM

Giải mã cơn sốt KOC: Sức hút từ tính "chân thật"

VTV.vn - Khi ngày càng có nhiều nội dung UGC (nội dung do người dùng tạo ra) được tài trợ từ các thương hiệu để phủ sóng trên mọi nền tảng thì tính chân thực có còn được đảm bảo?

Nhiều tiềm năng phát triển bền vững ngành nguyên liệu F&B tại Việt Nam

VTV.vn - Xu hướng tiêu dùng mới và tầng lớp trung lưu tăng nhanh đang khiến thị trường Việt Nam trở thành mảnh đất "màu mỡ" cho ngành F&B.