Thời kỳ rực rỡ của hát bội

P.P-Thứ tư, ngày 18/09/2024 10:19 GMT+7

VTV.vn - Hát bội là một trong những loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam từng có thời kỳ hoàng kim trong quá khứ.

Chương trình Kính đa chiều (VTV9) đã điểm lại những dấu mốc đáng nhớ của hát bội. Giai đoạn tập đoàn quân sự của chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn xem hát bội là quốc kịch để dùng làm công cụ tuyên truyền tư tưởng. Để tiếp cận văn bản chữ nghĩa, thư tịch thì phải biết chữ nhưng vào thời Trung Đại không phải ai cũng được học. Một người muốn uyên thâm chữ nghĩa phải có điều kiện đi học và mất rất nhiều năm. Vì thế đem những tư tưởng muốn tuyên truyền vào trong kịch thì có tác dụng lan tỏa được cho số đông người. Đồng thời việc này cũng giúp người ta hiểu nhanh hơn đọc chữ. Điều này đã tạo điều kiện cho hát bội phát triển mạnh. Lúc bấy giờ trong giới quan nhân triều Nguyễn hầu như ai cũng có nuôi một đoàn tuồng ở trong gia đình. Một mặt là phương tiện giải trí, đồng thời để tuyên truyền, củng cố quyền lực.

Trong đó, Tả quân Lê Văn Duyệt rất mê hát bội nên đem loại hình nghệ thuật này phổ biến vào miền Nam. Nhờ vậy hát bội rất phổ biến ở thành Gia Định lúc bấy giờ. Sau khi ông mất, các ban hát ông nuôi trong nhà trước đây không thể tồn tại mà tản mác vào dân gian nên tạm thoái trào.

Cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, khi xâm lược nước ta, thực dân Pháp cho rằng hát bội thể hiện quốc hồn quốc túy của dân tộc. Từ 1889, nghệ thuật hát bội đã được đưa ra Paris biểu diễn. Giai đoạn 1880 – 1930 là thời kỳ nghệ thuật hát bội phát triển rực rỡ nhất. Ngày xưa hát bội là hát đình, hát chợ nhưng giai đoạn này thì hát bội được đưa vào nhà hát giống sân khấu phương Tây. Một số nhân vật có đóng góp cho giai đoàn này như ông Lương Khắc Ninh, bầu chủ nổi tiếng như bà hộ Lê Thị Thiện. Nghệ sĩ hát bội được xem là những ông hoàng bà chúa thời bấy giờ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước