Tranh cãi xung quanh chương trình miễn thị thực của Mỹ

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 09/12/2015 21:42 GMT+7

VTV.vn - Chương trình miễn thị thực của Mỹ đã vấp phải một số ý kiến trái chiều.

Sau những lời kêu gọi và gần đây nhất là bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong đó nhấn mạnh đến sự cần thiết phải xem xét lại chương trình miễn thị thực của nước này, giới lập pháp Mỹ đã có ngay động thái siết chặt cái họ gọi là các lỗ hổng an ninh của chương trình miễn thị thực nhằm ngăn chặn những phần tử khủng bố xâm nhập nước Mỹ. Nhưng động thái này đã vấp phải một số ý kiến trái chiều.

Chương trình miễn thị thực của Mỹ liên tiếp bị đặt dưới ống kính soi sét trong năm nay. Trước tiên là vụ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo của Pháp, vụ tấn công tại Sydney, Ottawa và gần đây là vụ khủng bố tại Paris. Những người ủng hộ việc siết chặt và thậm chí loại bỏ chương trình này cho rằng các đối tượng gây ra vụ khủng bố tại Paris có thể lợi dụng kẽ hở để xâm nhập vào Mỹ như cách chúng di chuyển từ Bỉ vào Pháp.

Trong khi những lỗ hổng của chương trình miễn thị thực khiến giới chức an ninh lo ngại, giới kinh doanh lại coi chương trình miễn thị thực là một lợi thế về du lịch và kinh tế. Khách du lịch nước ngoài tới Mỹ theo chương trình này được cho đã chi tiêu tới 100 tỷ USD một năm. Và các biện pháp siết chặt có thể ảnh hưởng tới du lịch.

Một dẫn chứng khác để những người bảo vệ chương trình miễn thị thực cho rằng các biện pháp siết chặt là không cần thiết: đó là từ năm 1992 tới nay, chỉ có 3 đối tượng khủng bố được cho là đã lợi dụng kẽ hở của chương trình miễn thị thực để xâm nhập vào Mỹ nhưng chúng đều bị bắt trước khi có thể gây ra các vụ tấn công. Một thống kê của tờ The Guardian (Anh) cũng cho thấy đa số những kẻ âm mưu tấn công khủng bố trong vòng 25 năm trở lại đây đều là người Mỹ hoặc bị cực đoan hóa khi ở Mỹ.

Tính thực tiễn của dự luật mà Hạ Viện Mỹ vừa thông qua đang được đặt dấu hỏi. Làm thế nào để xác định một người đã từng đến Iraq hay Syria. Bởi có thực tế là hầu hết các đối tượng phần tử cực đoan phương Tây đến Syria hoặc Iraq để tham chiến thì đều không trực tiếp đến các nước này, mà chúng thường đi qua một nước thứ 3 như Thổ Nhĩ Kỳ. Như vậy là ngoài những biện pháp về pháp lý thì vẫn cần có sự chia sẻ nhiều hơn về tình báo giữa Mỹ và các nước có liên quan.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước