70% cử nhân làm trái nghề: Đâu là nguyên nhân?

SKBL-Thứ tư, ngày 03/04/2013 00:20 GMT+7

Nhà báo Kim Dung và PGS.TS Nguyễn Kim Sơn trong cuộc trao đổi về nghịch lý đào tạo Đại học và nhu cầu xã hội

 Theo nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, hơn 26% sinh viên ra trường thất nghiệp và hơn 70% làm trái ngành nghề.

Hiện nay, trong khi doanh nghiệp ngày một khó khăn để tuyển dụng lao động phù hợp thì lượng sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm cũng ngày càng tăng.

Cử nhân đi làm công nhân là thực trạng không còn hiếm. Có những khu công nghiệp có tới hàng nghìn công nhân là sinh viên đã tốt nghiệp đại học. Nhiều sinh viên ra trường không có việc làm hoặc hoàn toàn làm trái ngành trái nghề có tỉ lệ ngày càng cao.

‘ Nhà báo Kim Dung (giữa) và PGS.TS Nguyễn Kim Sơn

Trong cuộc trao đổi về nghịch lý đào tạo và nhu cầu xã hội, nhà báo Kim Dung, người có nhiều năm theo dõi mảng giáo dục nhận định: “Việc đào tạo và nhu cầu xã hội chênh nhau đã xuất hiện từ rất nhiều năm. Bất cứ quốc gia nào cũng có hiện tượng này cho thấy sự bất cập và biến động của kinh tế thị trường hiện nay”.

Nhà báo Kim Dung cũng cho rằng, xét về nguồn lực tài chính thì việc sinh viên làm trái ngành nghề khi ra trường là sự lãng phí lớn về tiền bạc, công sức của sinh viên, gia đình và nhà trường.

PGS.TS Nguyễn Kim Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Trong số các cử nhân ra trường, một phần nào đó không làm đúng ngành nghề thì nhiều người nghĩ cũng bình thường. Nhưng nếu con số đó là hàng nghìn người và tập trung làm ở một nơi lại là điều đáng phải suy nghĩ".

Công tác đào tạo cử nhân và nhu cầu của thị trường lao động như hai con ngựa bất kham chạy về hai hướng. Thị trường việc làm ngày càng tinh giảm, số trường Đại học ngày một tăng kéo theo số sinh viên ra trường thất nghiệp ngày một đông hơn.

Nghịch lý là số lượng sinh viên đông nhưng chất lượng lại không cao. Sinh viên khó có khả năng tiếp cận thị trường lao động do kỹ năng mềm còn hạn chế. Nhiều cử nhân làm việc tại các doanh nghiệp vẫn phải đào tạo lại.

Nhà báo Kim Dung cho rằng: “Mục tiêu lẫn quá trình tổ chức hoạt động đào tạo của một trường đại học khác hoàn toàn với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh việc lâu nay chúng ta có cố gắng đào tạo học với hành nhưng việc thực hành, thực tập còn hạn chế nhất định”.

Vậy giải pháp nào để thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo Đại học và nhu cầu của thị trường? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này quý khán giả có thể xem video tại đây.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước