Từ đêm trước của ngày 21/6, nhiều người đã đến khu vực vòng tròn đá Stonehenge để có cơ hội nhìn thấy những tia nắng đầu tiên của ngày Hạ chí.
Khi những tia nắng đầu tiên đã xuất hiện, ngày 21/6 là ngày Mặt trời đạt tới điểm tận cùng phía bắc của nó trên bầu trời của hành tinh trái đất. Gọi là Hạ chí, đây cũng là ngày theo truyền thống đánh dấu một sự thay đổi mùa - từ mùa xuân sang mùa hè ở Bán cầu Bắc của trái đất và từ mùa thu sang mùa đông ở Bán cầu Nam của Trái đất.
Cảnh sát đã mô tả, lễ đón ngày Hạ chí tại bình nguyên Salisbury, hạt Wiltshire nước Anh là một trong những sự kiện an toàn nhất trong nhiều năm. Ai cũng cố chen vào chính giữa công trình, vì theo tín ngưỡng của họ, đó là nơi tập trung sức mạnh đặc biệt.
"Không phải năm nào cũng chiêm ngưỡng được mặt trời mọc. Nhưng có gì xem nấy, thế là tốt lắm rồi”; "Tôi nghĩ lễ đón mặt trời mọc vào ngày Hạ chí rất quan trọng. Ngày đông chí cũng vậy”; "Tôi ở đây từ đêm qua. Thật tuyệt, trời không có gió mạnh”.
Vào thời điểm nhiều người hành hương đổ về Stonehenge để chứng kiến sự kiện ngoạn mục của tự nhiên, thì Quốc hội Anh cũng nhận được báo cáo về những ích lợi của việc duy trì quanh năm Giờ Mùa hè nước Anh. Dự tính, việc để trùng giờ của nước Anh với giờ lục địa châu Âu quanh năm, thay vì lùi 1 giờ so với giờ chuẩn GMT vào mùa thu, sẽ làm giảm lượng khí thải CO2 tận dụng ánh sáng ban ngày của ngày làm việc từ sớm, giảm chiếu sáng ban đêm nhờ ngủ sớm.
Một số hình ảnh về ngày Hạ chí tại Anh:
‘ 24.000 người đã tụ tập ở Stonehenge để đón chào ngày hạ chí.
‘ Những người đến đây có đủ các thành phần: từ tu sĩ, những người theo chủ nghĩa khoái lạc, đến dân hippi. Mỗi người đón ngày hạ chí theo các riêng.
‘ Bữa tiệc đón mừng bắt đầu từ đêm hôm trước, kéo dài đến tận sáng ngày hôm sau, 21/6.
‘ Đây cũng là cơ hội để những người bạn, những người có cùng "chí hướng" gặp gỡ nhau.
‘ Bình minh ló rạng lúc 4h58, đánh dấu ngày dài nhất trong năm, 21/6.
‘ Năm nay, số người đến Stonehenge nhiều hơn dự đoán khoảng 4.000.