Bảo tồn nghệ thuật Dá Hai tại Trùng Khánh, Cao Bằng

Ban Truyền hình Đối ngoại-Thứ ba, ngày 11/12/2018 09:38 GMT+7

VTV.vn - Xuất hiện từ giữa thế kỷ 20, hiện nay những làn điệu Dá Hai vẫn được con cháu người Nùng gìn giữ, phát triển để thích hợp với lối sống hiện đại.

Nằm bên dòng sông Bắc Vọng trong xanh, thơ mộng, phố Thông Huề thuộc xã Thông Huề, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng chính là cái nôi của loại hình ca kịch tuồng truyền thống của người Nùng - Dá Hai.

Dá Hai bắt nguồn từ nghệ thuật "Mộc Thầu Hý" - một loại kịch múa rối bằng hình người gỗ cổ xưa của Trung Quốc vừa hát, vừa điều khiển rối gỗ với 5 sợi dây treo. Khi du nhập vào Việt Nam đã có sự giao thoa, chuyển thể thành ca tuồng Dá Hai của người Nùng.

Theo Tiến sĩ Trần Hữu Sơn - Viện trưởng Viện Văn hóa dân gian ứng dụng: "Dá Hai là nghệ thuật sân khấu có sự tích, có kịch bản, kể về các tích, các sự tích, thế nhưng đồng thời cùng với đó là nghệ thuật tuồng, từ nghệ thuật trang trí, nghệ thuật diễn xướng cộng với nghệ thuật âm nhạc, khi biểu diễn thì nó trở thành tinh hoa".

Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử trong việc lưu giữ và phát triển, cho đến nay tuồng Dá Hai chỉ còn lưu giữ được một phần "ca tuồng" chứ không còn lưu giữ được nguyên bản như thời kỳ hưng thịnh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước