Bỏ điểm sàn ĐH-CĐ - Có nên?

Quang Phồn -Thứ sáu, ngày 08/03/2013 07:16 GMT+7

ĐH Thăng Long, một trong những trường ĐH dân lập đảm bảo về cơ sở vật chất cũng như chất lượng đào tạo. Ảnh: Lao động

Nhiều trường Đại học, Cao đẳng gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh và đứng trước nguy cơ giải thể mà một phần nguyên nhân là do điểm sàn ĐH-CĐ.

Những năm vừa qua, các trường Đại học, Cao đẳng ngoài công lập được mở ra ồ ạt trong khi điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực không theo kịp, dẫn đến hệ quả nhiều trường có nguy cơ giải thể.

Tính đến hết năm 2012, cả nước có 81 trường ĐH-CĐ ngoài công lập, chiếm 14% trong tổng số sinh viên cả nước. Khó khăn trong công tác tuyển sinh đẩy nhiều trường đến nguy cơ giải thể. Đại học FPT là trường Đại học ngoài công lập đầu tiên trên cả nước không chỉ tuyển sinh theo điểm sàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mà còn phải thi tuyển một kỳ thi riêng nhưng cũng chỉ tuyển được 80% chỉ tiêu.

Tuy nhiên, không phải trường đại học ngoài công lập nào cũng tuyển được nhiều sinh viên như thế. Mùa tuyển sinh năm 2012, rất nhiều trường ngoài công lập không có được sinh viên. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do nhiều trường Đại học công lập có điểm tuyển bằng điểm sàn và số chỉ tiêu này lớn hơn số người đủ điểm sàn. Hiệp hội các trường Đại học ngoài công lập đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo bỏ điểm sàn tuyển sinh và cho gộp hai kỳ thi tốt nghiệp Trung học và Đại học vào làm một trong tương lai gần.

Trong khi điểm sàn trong tuyển sinh Đại học vẫn còn đang gây tranh cãi thì một số trường Đại học ngoài công lập vẫn đồng ý duy trì điểm sàn. Ngay như Đại học Thăng Long vẫn phải tuyển đến 80% số chỉ tiêu từ nguyện vọng hai. Để duy trì hoạt động của các trường ngoài công lập, Bộ cần phải có những quy định chặt chẽ về các điều kiện để mở trường.

Theo Tiến sĩ Phan Huy Phụ, Hiệu trưởng trường Đại học Thăng Long: “Vẫn cần có điểm sàn, các trường vẫn cần phải có đội ngũ giảng viên riêng, không thể trông chờ vào đội ngũ giảng viên về hưu và thỉnh giảng...”.

Chủ trương xã hội hóa giáo dục là một chủ trương đúng đắn trong đó vai trò của các trường Đại học ngoài công lập là không thể thiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ cần tăng cường quản lý chặt chẽ, đồng thời có những chính sách tạo sự công bằng cho các trường công lập và ngoài công lập.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước