Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Lúa gạo là một ngành hàng rủi ro!

Thùy An-Thứ tư, ngày 06/11/2019 09:59 GMT+7

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyên Xuân Cường (đứng) trả lời chất vấn trước Quốc hội

VTV.vn - Ưu tiên những giống lúa phù hợp với nhu cầu thị trường, tăng giá chuỗi giá trị hạt gạo... là các giải pháp mà Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra để tăng giá trị lúa gạo.

Trong phần chất vấn của mình, đại biểu Chau Chắc (An Giang) đã đặt câu hỏi về vấn đề giá lúa gạo bấp bênh trong thời gian qua, cũng như các giải pháp để tăng giá trị trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Lúa gạo là một ngành hàng rủi ro! - Ảnh 1.

Đại biểu Chau Chắc (An Giang)

"Lúa gạo là một ngành hàng rất rủi ro, hiệu quả kinh tế không cao", Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyên Xuân Cường mở đầu phần trả lời.

Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, có một nguyên nhân khách quan là thế giới này có 7 tỷ người nhưng chỉ có 3,5 tỷ người ăn gạo. Tại đây, dung lượng hàng hóa của gạo là 36 triệu tấn với kim ngạch thương mại khoảng là 3,2 tỷ USD/năm.

"Các cường quốc đều tập trung cạnh tranh ở chuỗi giá trị này. Điều kiện khách quan này đã tạo nên sự bấp bênh cho hạt gạo cũng như sự giới hạn trong việc xuất khẩu gạo", Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường cho biết.

Giải pháp

Khi đề cập đến các giải pháp, Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường cho biết, Quốc hội đã có nghị quyết về bảo vệ đất lúa và thời gian qua Chính phủ đã nghiêm túc thực hiện chủ trương này. Hiện Việt Nam có 7,8 triệu ha đất canh tác và 4,1 triệu ha diện tích đất lúa.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thời gian tới đây, Chính phủ sẽ xin Quốc hội giảm dần diện tích đất lúa, khoảng 0,5 triệu ha đất, tương đương giảm 5 - 6 triệu tấn thóc, 3 - 4 triệu tấn lúa.

"Chúng ta vẫn đảm bảo an ninh lương thực, kể cả trong 20 năm nữa vẫn đảm bảo được, thay vào đó sẽ dành phần đất canh tác cho các cây trồng khác hiệu quả hơn", ông Cường nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Lúa gạo là một ngành hàng rủi ro! - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyên Xuân Cường

Cụ thể hơn về các giải pháp, theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, trước mắt sẽ tái cơ cấu ưu tiên những nhóm giống để phù hợp với nhu cầu thị trường, cùng với đó là tăng chuỗi giá trị của ngành lúa gạo. 

"Lúa gạo sẽ không chỉ là gạo để bán mà gạo còn phải trở thành các thực phẩm, dược phẩm...", ông Cường nhắc lại yêu cầu trước đó của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra ví dụ của dầu cám gạo đang tạo ra giá trị rất cao. Hiện nay, các doanh nghiệp cùng với bà con nông dân, đặc biệt là ở ĐBSCL đang tập trung vào hướng này.

Cũng theo ông Cường, vừa qua, Quảng Trị xây dựng mô hình 600 ha làm lúa gạo hữu cơ, trong đó có diện tích phát triển sản phẩm giá trị cao để nâng giá trị hạt gạo. 

"Đây là hướng đi đúng và chúng ta sẽ phát triển theo hướng đó", ông Nguyễn Xuân Cường khẳng định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước