Diện tích rừng ngập mặn Việt Nam đã giảm từ 0,7% - 1,7% trong vòng 30 năm qua và sẽ tiếp tục giảm hoặc bị phá hủy do tác động của biến đổi khí hậu. Đây là nhận định của các nhà khoa học trong Hội thảo tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sáng 8/7.
Việt Nam là quốc gia có diện tích rừng ngập mặn lớn và đa dạng sinh học cao. Theo các nhà khoa học, đây là hệ thống bảo vệ đầu tiên ven biển chống lại các cơn bão mang tính hủy diệt, ảnh hưởng trực tiếp đến con người, môi trường và xã hội. Tuy nhiên, chính các hệ sinh thái rừng ngập mặn này, nếu bị phá hủy hoặc xuống cấp sẽ lại thải ra lượng carbonic rất lớn đã được lưu giữ vào bầu khí quyển và đại dương. Việc nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp và công nghiệp là lý do chính làm giảm diện tích rừng ngập mặn vốn có.
Hội thảo đã tập trung chia sẻ về hiện trạng, quản lý và các chính sách bảo vệ, phát triển rừng ngập mặn có để định hướng tăng cường việc tái tạo, duy trì đa dạng sinh học và các hệ sinh thái rừng ngập mặn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!