Chỉ đạo ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông

PV-Thứ ba, ngày 29/10/2019 10:05 GMT+7

Ảnh minh họa

VTV.vn - Trước diễn biến áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão (bão số 5), BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có chỉ đạo ứng phó.

I. DIỄN BIẾN ATNĐ VÀ DỰ BÁO MƯA LŨ

1. Về ATNĐ trên biển Đông:

Chiều 28/10/2019, vùng áp thấp trên biển Đông đã mạnh lên thành ATNĐ.

Hồi 07h00 sáng ngày 29/8, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 111,3 độ Vĩ Bắc; 116,5 độ Kinh Đông, cách bờ biển Bình Thuận khoảng 800km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6-7 giật cấp 9.

Dự báo

- Trong 24 giờ tới, ATNĐ có khả năng mạnh lên thành bão (bão số 5)

- Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới: Bắc Vĩ tuyến 10,0 độ VB; Đông Kinh tuyến 111,0 độ KĐ.

- Di chuyển nhanh (15km/h) theo hướng Tây Tây Bắc.

- Đến 20h-21h00 ngày 30/10 sẽ đổ bộ vào đất liền khu vực Bình Định - Ninh Thuận.

- Bão đổ bộ vào thời điểm mực nước triều đang lên, đạt cao độ 1,9m/2,3m (nước dâng)

- 01h00 ngày 31/10 suy yếu thành ATNĐ trên khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ.

2. Dự báo mưa lũ:

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với không khí lạnh, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có mưa rất to trên diện rộng:

- Từ ngày 30-31/10, Thừa Thiên Huế - Ninh Thuận và Tây Nguyên có mưa 300-400mm/đợt (riêng Bình Định - Khánh Hòa 400-600mm/đợt).

- Từ ngày 31/10-02/11, Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế có mưa 200-300mm/đợt (riêng Nghệ An - Quảng Bình 300-500mm/đợt).

Các sông từ Hà Tĩnh đến Ninh Thuận và Tây nguyên xuất hiện đợt lũ diện rộng. Đỉnh lũ ở mức báo động BĐ2-3, trên các sông suối nhỏ và thượng lưu các sông lên trên mức BĐ3.

- Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, trong đó có Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

3. Gió mạnh trên biển, gió mùa Đông Bắc:

Khu vực Bắc và giữa Biển Đông và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 10; biển động rất mạnh.

Ngoài ra, khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ đang chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh cấp 6-8.

II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO

1. Dân cư:

- Khu vực dân cư đông đúc, kinh tế phát triển nhiều đô thị lớn và khu du lịch, nghỉ dưỡng, dọc dải ven biển và trên các đảo có khách du lịch trong nước và quốc tế;

- Kinh nghiệm ứng phó với bão của người dân còn hạn chế (đã bị thiệt hại rất nặng nề về người, thuỷ sản do bão Damrey số 12/2017 và sạt lở đất, lũ quét do mưa lũ sau bão số 8 năm 2018).

2. Tình hình tàu thuyền và nuôi trồng thuỷ sản:

Theo báo cáo của Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng (đến 6h ngày 29/10) đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 44.968 phương tiện/209.082 người biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ:

- Hoạt động khu vực nguy hiểm: 741 tàu/8.487 người (Đ.Nẵng 2/13lđ, Q.Nam 48/1255lđ, Q.Ngãi 207/3217lđ, B.Định 40/398lđ, K.Hòa 57/385lđ, BR-VT 387/3219lđ)

- Hoạt động khu vực khác và neo tại bến: 44.227 tàu/200.595 người.

3. Thông tin về khu vực, vùng NTTS trong ảnh hưởng của ATNĐ:

Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, khu vực có khả năng ảnh hưởng hiện có 144.111 ô lồng (tại Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Định).

4. Tình hình sạt lở bờ biển: Khu vực bờ biển từ Nghệ An đến Bình Thuận đang có diễn biến sạt lở đặc biệt nguy hiểm.

5. Tình hình hồ chứa:

a) Hồ chứa thủy điện:

Các hồ khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên đang vận hành bình thường, không có hồ chứa xả tràn, trong đó mực nước các hồ chứa khu vực Nam Trung Bộ đang ở mức rất thấp.

b) Hồ chứa thủy lợi:

- Mực nước các hồ chứa khu vực Trung Bộ còn ở mức thấp, nhiều hồ chứa đã xuống cấp hoặc đang sửa chữa, cụ thể:

+ Các hồ chứa Bắc Trung Bộ ở mức 57-85% dung tích thiết kế (riêng hồ chứa tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạt 16% dung tích); có 53 hồ chứa xuống cấp, hư hỏng và 20 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

+ Các hồ chứa Nam Trung Bộ ở mức 40-70% dung tích thiết kế; có 24 hồ chứa xuống cấp hư hỏng và 34 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp.

- Các hồ chứa Tây Nguyên ở mức 72-89% dung tích thiết kế; có 05 hồ chứa có cửa van đang xả tràn Đắk Uy xả 15m3/s (Kon Tum); Ayun Hạ xả 10m3/s, Ia MLá 10m3/s (Gia Lai); Ea Soup Thượng xả 25m3/s, Krông Buk Hạ xả 10m3/s (Đắk Lắk), 41 hồ chứa hư hỏng và 18 hồ chứa đang sửa chữa, nâng cấp;

6. Tình hình sản xuất nông nghiệp:

Tình hình sản xuất nông nghiệp tại Trung Bộ và Tây Nguyên như sau:

- Lúa Hè Thu: đã thu hoạch 172.900ha/ 172.900ha

- Lúa mùa:

+ Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đã thu hoạch được 45.227ha/113.866 ha gieo cấy (diện tích lúa chưa thu hoạch 68.639 ha)

+ Các tỉnh vùng Tây Nguyên: đã thu hoạch 24.887 ha/145.831 ha gieo cấy (diện tích lúa chưa thu hoạch 120.944 ha).

III. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO ỨNG PHÓ

1. Trung ương:

- VPTT Ban Chỉ đạo TWPCTT - VP UBQG ƯPSCTT&TKCN đã có Công điện số 15/CĐ-TWPCTT hồi 11h00 ngày 28/10/2019 gửi các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Bà Rịa Vũng Tàu, các Bộ ngành đề nghị triển khai ứng phó với ATNĐ, bão;

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Biên phòng tuyến biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức thông báo và kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển;

- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có công hàm đề nghị Cơ quan đại diện của các nước liên quan tại Việt Nam (Malaysia, Indonesia, Philippin, Thái Lan) phối hợp, trao đổi với các cơ quan chức năng sở tại tạo điều kiện cho tàu thuyền được trú, tránh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu.

- Các Bộ: Công an, Giao thông vận tải đã có công điện chỉ đạo ứng phó với ATNĐ và Bão.

- Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia thường xuyên cập nhật, cung cấp bản tin dự báo, cảnh báo ATNĐ/Bão, thông tin kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo ứng phó.

- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương thông tin, truyền thông về diễn biến ATNĐ, bão.

- Văn phòng thường trực tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến và đôn đốc các địa phương triển khai ứng phó với ATNĐ.

2. Địa phương:

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố tổ chức trực ban, theo dõi diễn biến ATNĐ, bão và triển khai các biện pháp ứng phó.

- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận đã có công điện, văn bản chỉ đạo ứng phó; riêng BCH PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa sáng 29/10 sẽ tổ chức họp triển khai công tác ứng phó với ATNĐ và mưa lớn diện rộng.

IV. CÁC CÔNG VIỆC CẦN QUAN TÂM

1. Trên biển:

- Bão đi nhanh;

- Tàu thuyền còn nhiều trên biển;

- Nuôi trồng thủy sản lớn, giá trị cao;

- Người dân thường ở trên lồng bè khi bão vào.

2. Trên đất liền:

- Nước dân gây ngập lụt ven biển hư hỏng hệ thống đê, kè ven biển.

- Mưa rất to trên diện rộng, toàn miền Trung và Tây Nguyên;

- Lũ trên các sông lên cao, khả năng ngập lụt ven sông, khu đô thị: Bình Định, Nha Trang,v…

- Hồ chứa:

+ Tây Nguyên dung tích tương đối đầy nước;

+ Hồ xung yếu đang sửa chữa.

- Về sản xuất nông nghiệp: 68.639 ha lúa mùa chưa thu hoạch./.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước