Chôn lấp rác gây lãng phí và ô nhiễm môi trường

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 12/07/2019 20:15 GMT+7

VTV.vn - Việc xử lý rác bằng cách chôn lấp thủ công như hiện nay không những lãng phí rác mà còn gây lãng phí quỹ đất và kéo theo đó là ô nhiễm môi trường.

Rác thải có thể biến thành lợi ích về kinh tế và môi trường nếu được khai thác và xử lý đúng cách. Đã đến lúc Việt Nam phải áp dụng công nghệ xử lý rác hiện đại thay vì chôn lấp thủ công như hiện nay.

Câu chuyện về rác thải sinh hoạt đang thực sự là vấn đề nóng hiện nay ở cả đô thị lẫn nông thôn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay, 70% rác thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày ở Việt Nam được chôn lấp và đa số là chôn lấp thủ công, sơ sài.

Trên thế giới, nhiều năm nay đã hình thành khái niệm kinh tế rác. Rác là một nguồn lợi rất lớn nếu biết xử lý đúng cách với các quy trình tiên tiến. Ngay ở Việt Nam, mặc dù phần lớn là chôn lấp nhưng hàng chục ngàn người đang sống nhờ từ những bãi rác tưởng như vứt đi ấy.

Thu nhập từ nhặt rác chỉ là một phần rất nhỏ trong nguồn lợi mà rác có thể tạo ra. Chính vì vậy, việc xử lý rác bằng cách chôn lấp như bây giờ không những quá lãng phí rác mà còn gây lãng phí về quỹ đất, kéo theo đó là ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nên cũng có thể nói: Chôn rác chính là... chôn tiền. Thế nhưng việc chôn tiền vẫn diễn ra ở hàng loạt tỉnh, thành trong thời gian qua khiến môi trường ngày càng ô nhiễm.

Theo dự báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng rác thải sinh hoạt ở nước ta đang tiếp tục gia tăng nhanh chóng, khoảng 10% mỗi năm. Giải pháp hiệu quả để xử lý, tái chế rác thải sinh hoạt, đảm bảo không ô nhiễm môi trường, không lãng phí quỹ đất, tận dụng được những phế liệu có ích đang là vấn đề đặt ra đối với các Bộ, ngành và địa phương.

Trong khi chúng ta đang lãng phí rác, thì tại nhiều quốc gia, rác thải được xem là tài nguyên. Ví dụ như ở Thụy Điển, xử lý rác là một ngành kinh tế khi họ tái chế đến 99% rác thải. Không những giúp bảo vệ môi trường, việc tái chế rác còn mang lại những lợi ích kinh tế không nhỏ cho nhiều doanh nghiệp và cả người dân. 

Hay như tại Thủ đô Tokyo của Nhật Bản, hàng ngày người dân đều phân rác thành 3 loại là rác cháy được, rác không cháy được và rác có thể tái chế. Rác không cháy được sẽ được tách kim loại như sắt và nhôm rồi bán lại cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. Rác cháy được sẽ được chuyển sang các nhà máy chuyên dụng để tiêu hủy. Năng lượng sinh ra từ việc đốt rác sẽ được dùng để sản sinh ra điện. Các nhà khoa học Nhật Bản vẫn đang cải tiến công nghệ để giảm thiểu lượng rác đem chôn trong 50 năm tới.

Nan giải bài toán xử lý rác thải tồn đọng Nan giải bài toán xử lý rác thải tồn đọng

VTV.vn - Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã nảy sinh những thách thức lớn về môi trường, trong đó việc xử lý rác thải là vấn đề không đơn giản và cần những giải pháp lâu dài.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước