Đồng bào dân tộc thiểu số góp ý sửa đổi Hiến pháp 1992

Phạm Hùng-Chủ nhật, ngày 10/03/2013 22:10 GMT+7

Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong quá trình hội nhập và phát triển, được các ý kiến đề nghị thể hiện rõ trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (Ảnh minh họa)

 Sáng nay (10/3), tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường đã tổ chức Hội thảo, chia sẻ ý kiến của một số dân tộc thiểu số góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

Các ý kiến tại Hội thảo đều đồng tình với những quy định về quyền của các dân tộc thiểu số trong bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 như quyền xác định dân tộc; quyền bảo tồn phát huy và phát triển văn hóa, giáo dục.

Tại điều 5, các ý kiến đề nghị bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp phải thể hiện rõ việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số trong quá trình hội nhập và phát triển.

Liên quan tới quyền giáo dục được quy định tại điều 42 và điều 66, nhiều ý kiến cho rằng, đối với trẻ em dân tộc thiểu số cần bảo đảm quyền học tập bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Điều này sẽ giúp các dân tộc giữ gìn được ngôn ngữ của mình cũng như giúp các em học tập được thuận lợi hơn.

Đây là kết quả tham vấn từ các dân tộc Mông, Dao, Thái, Mường, Tày, Nùng… tại nhiều tỉnh trong cả nước.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước