So với cùng kì năm 2017, số lượng đoàn tàu đã tăng thêm 5 đoàn và tăng 5,9% lượng hành khách vận chuyển. Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị này đã thành lập Ban chỉ đạo, tổ thường trực tại từng ga, từng đơn vị nhằm phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để đảm bảo tình hình an ninh, an toàn giao thông đường sắt trong đợt cao điểm vận tải Tết.
Đơn vị này cũng tổ chức công tác bán vé trước cho hành khách đi tàu Thống nhất trong dịp Tết với nhiều hình thức như bán vé điện tử, bán vé qua mạng, bán vé lưu động, bán vé tận cơ quan, trường học, hạn chế đến mức thấp nạn "cò vé", vé giả còn tồn tại qua các năm.
Các chuyến tàu chất lượng cao hoạt động hết công suất trong dịp Tết
Trong khi đó, với đường hàng không, từ ngày 13/02-19/02/2018 (ngày 28 tháng Chạp đến ngày 04 tháng Giêng), tổng lượng hàng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam là hơn 1,98 triệu hành khách, tăng 13,5% so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2017.
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển đạt hơn 975 nghìn khách, 3,6 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 23,1% về hành khách, tăng 10,6% về hàng hóa so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.
Trong giai đoạn Tết Nguyên đán, ảnh hưởng của thời tiết xấu tại Cảng hàng không Vinh, Đồng Hới, Thọ Xuân, Huế là nguyên nhân dẫn đến các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam bị chậm chuyến, hủy chuyến. Đặc biệt, trong ngày 19/02/2018, đã có 5 chuyến bay phải chuyển sân bay hạ cánh là Nội Bài thay vì Vinh thì thời tiết quá xấu.
Không diễn ra tình trạng ùn tắc kéo dài
Theo đánh giá của Ủy ban an toàn giao thông Quốc gia, Trong những ngày Tết, tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh về cơ bản không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài mà chỉ xảy ra tình trạng ùn ứ tại một số tuyến phố qua khu vực bắn pháo hoa, các đền, chùa do người dân đi lễ đầu năm do lưu lượng phương tiện tham gia giao thông giảm so với các ngày thường.
Ở các thành phố lớn, về cơ bản không xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài mà chỉ xảy ra tình trạng ùn ứ tại một số tuyến phố
Cao điểm 2 ngày trước Tết và sau Tết, các tuyến đường trục chính ra vào thành phố Hà Nội như đường Nguyễn Trãi, đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, Lê Văn Lương, Giải Phóng, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng, Huỳnh Thúc Kháng, Bưởi… mật độ phương tiện rất đông nên xảy ra hiện tượng ùn tắc kéo dài, đặc biệt tại các tuyến đường xung quanh khu vực các bến xe.
Tương tự như các tuyến ra vào thủ đô Hà Nội, tại thành phố Hồ Chí Minh các tuyến giao thông kết nối với các tỉnh miền Tây, tỉnh Miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Miền Bắc như quốc lộ 1, 51, 22, 13, 14 xảy ra ùn tắc cục bộ.
Vào các ngày 14/02/2018, ngày 20/02/2018 lượng xe trên một số tuyến như Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Vành đai III - Hà Nội, Xa lộ Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra ùn ứ cục bộ, cá biệt tại một số trạm thu phí cũng xảy ra ùn tắc,
Tiêu biểu là ngày 19/02/2018 (mùng 4 Tết), tuyến đường Pháp Vân - Cầu giẽ bị ùn tắc tại các nút Pháp Vân, Liêm Tuyền (chủ yếu là nút Pháp vân) hướng Hà Nam - Hà Nội. Các Trạm thu giá trên tuyến này đã có các biện pháp hướng dẫn, phân luồng, phân làn, tăng số lượng nhân viên phục vụ, bảo đảm thu phí bình thường.
Mặc dù ùn tắc không nghiêm trọng nhưng các cơ quan chức năng cho hay, tình trạng đi xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, uống rượu bia điều khiển phương tiện còn xảy ra khá phổ biến.