Kết quả tín nhiệm là thước đo đánh giá năng lực của các vị lãnh đạo

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 25/10/2018 16:45 GMT+7

Kết quả tín nhiệm của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến qua 3 kỳ.

VTV.vn - Theo các ĐBQH, kết quả tín nhiệm là thước đo đánh giá năng lực, chất lượng những vị lãnh đạo đang phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.

Một hoạt động nổi bật, được đông đảo cử tri cả nước quan tâm, theo dõi và chờ đợi trong những ngày qua tại Kỳ họp Quốc hội lần này chính là việc Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn.

Đây được đánh giá là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ là dịp để các đại biểu quốc hội "chấm điểm" các vị lãnh đạo sau nửa nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV mà còn trùng với thời điểm Đảng đang thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đã diễn ra trong sáng 25/10. Kết quả vừa được Quốc hội công bố. Trong bảng tổng hợp, màu xanh là thể hiện TÍN NHIỆM CAO, màu vàng là mức TÍN NHIỆM và màu đỏ là thể hiện TÍN NHIỆM THẤP.

Để có những nhìn nhận, đánh giá về kết quả và hoạt động lấy phiếu tín nhiệm giữa kỳ của Quốc hội lần này, 2 vị khách mời là ông Đỗ Mạnh Hùng, Nguyên Phó Chủ nhiệm VP Quốc hội và ông Nguyễn Đức Hà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở, Ban Tổ chức Trung ương đã có những ý kiến chia sẻ.

Trong lần lấy phiếu này, có 14 lãnh đạo trong Quốc hội và Chính phủ đã trải qua 3 lần lấy phiếu tín nhiệm (năm 2013, 2014 và lần này, 2018). Trong đó, Bộ trưởng duy nhất trong danh sách này là Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Sau đây là sự thay đổi về số phiếu tín nhiệm của bà Kim Tiến qua các lần lấy phiếu và ý kiến các vị khách mời:

Qua hai đợt lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội khóa XIII (tháng 6/2013 và tháng 11/2014), nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đã "soi" lại bản thân và điều chỉnh lại hoạt động chỉ đạo, điều hành của mình. Nhờ đó, theo thời gian chỉ số tín nhiệm cũng tăng dần theo.

Các đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hiền, Bùi Sỹ Lợi, Nguyễn Anh Trí và các vị khách mời đã có những chia sẻ về vấn đề này:

Bên cạnh hoạt động giám sát truyền thống như chất vấn tại nghị trường, lấy phiếu tín nhiệm một cơ chế tiên tiến, tạo ra bước đột phá nhằm phát huy dân chủ trong hoạt động của cơ quan dân cử cũng như trong đời sống xã hội.

Đây là thước đo đánh giá năng lực, chất lượng những vị lãnh đạo đang phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân. Phiếu tín nhiệm cao của Quốc hội là sự động viên khích lệ, đồng thời là sự đánh giá kết quả mà vị lãnh đạo đó đạt được thời gian qua. Phiếu tín nhiệm thấp thể hiện sự đòi hỏi nghiêm túc đối với người được lấy phiếu, là lời nhắc nhở, thậm chí là răn đe để họ hành động quyết liệt hơn, tạo ra sự chuyển biến thực sự.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước