Khi người tiêu dùng tự tìm cách bảo vệ mình

Lê Hương, Thục Thủy-Thứ năm, ngày 29/11/2012 16:00 GMT+7

Ảnh: Internet

Trước thực tế vàng thau lẫn lộn trên thị trường thực phẩm an toàn, một số người tiêu dùng đã tìm cách tự bảo vệ mình bằng cách tự tìm nguồn thực phẩm sạch. Những câu chuyện sau đây cũng đáng để chúng ta tham khảo.

Đã lâu nay, chị em tại Công ty Mirinae không phải đi chợ. Lý do là vì họ đã tự mang thực phẩm từ nhà đến và trao đổi mua bán với nhau. Có khi vừa bán thịt cho người này đã lại mua rau củ của người khác. Mỗi người đều có họ hàng, bố mẹ, anh chị em ở quê - nơi có nguồn tự cung tự cấp thực phẩm sạch. Hàng tuần họ về quê lấy một lần rồi đem đến trao đổi cho mọi người trong công ty.
Chị Nguyễn Hương Lan, Giám đốc Công ty TNHH Mirinae cho biết: "Bà ngoại có vườn rau ở quê và nuôi gà lấy trứng. 100% gà chỉ ăn thóc, 10 con mỗi ngày được chục trứng nên dồn lại được 50 - 60 quả. Tất nhiên là không dùng hết được mà người khác cũng có nhu cầu nên mình chia ra cho mọi người. Tiền đấy mình lại gửi về quê để bà tiếp tục nuôi trồng. Hoặc su hào mình mang đến đây nó không được tươi mát như ngoài chợ nhưng bà chỉ tưới nước vo gạo và nước rửa rau hàng ngày nên rất an toàn. Hoặc một cô bạn nhà ở Nam Định thì mang thịt bò đến."
Rẽ vào ngõ 234 đường Hoàng Quốc Việt, nguyên một con phố nhà nào cũng tự trồng rau sạch. Người dân tận dụng vỉa hè rộng trước cửa nhà để canh tác. Bác Nguyễn Thị Hồng Vinh, chủ nhân cửa hàng chục hộp xốp trồng rau cho biết sau nhiều lần mua rau an toàn ở cửa hàng, bác không yên tâm vì không được tận mắt chứng kiến quá trình trồng trọt, giá lại đắt nên bác quyết định tự trồng rau để ăn: "Mình tự trồng rau nó không rẻ hơn nhưng yên tâm vì nó hoàn toàn sạch, khi ăn mình ăn cảm thấy ngon miệng hơn."
Không chỉ phục vụ gia đình, lượng rau sạch không ăn hết bác còn bán lại cho những người khác: "Có sinh viên đi qua cũng mua của tôi, hay người ở nơi khác đặt mua để cho các cháu nhỏ ăn vì rau này rất an toàn và sạch."
Thực tế này cho thấy, người dân đang mất dần niềm tin vào thị trường thực phẩm an toàn. Nếu cơ quan chức năng không vào cuộc để quản lý, giám sát, người kinh doanh không trung thực, tình trạng vàng thau lẫn lộn cứ tiếp diễn thì những người kinh doanh chân chính sẽ nản lòng, bỏ cuộc. Những người kinh doanh gian lận chắc chắn không tồn tại được lâu. Còn người dân, từ nhân viên, công chức, cán bộ nhà nước, sinh viên cho đến người gia về hưu, sẽ biến hết thành nông dân và nhà phân phối thực phẩm.
Quý vị khán giả quan tâm về vấn đề này có thể xem lại chương trình Tài chính – Tiêu dùng tại đây.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước