Khó khăn trong thực hiện các chính sách dân tộc

Quốc Minh - Văn Chiến (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 28/06/2017 17:15 GMT+7

VTV.vn - Chương trình 135 giúp kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, tuy nhiên, các mô hình kinh tế chuyển giao cho bà con phần lớn vẫn nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao.

Theo đánh giá của nhiều địa phương ở vùng Tây Nam Bộ, qua nhiều năm triển khai thực hiện chương trình 135 và các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa vùng đông bào dân tộc đã có những tác động tích cực. Tuy nhiên, cùng với đó, vẫn còn có những khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ. Những khó khăn này đã được nêu lên tại Hội nghị giao ban công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2017 vừa diễn ra tại thành phố Cần Thơ vào sáng 28/6.

Từ năm 1999 đến 2015, chương trình 135 đã qua 3 giai đoạn và nay thuộc đề án 2 chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Các ý kiến tham luận tại hội thảo đều khẳng định, chương trình 135 ý nghĩa to lớn về chính trị và xã hội, giúp kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, giải quyết những bức xúc trong đời sống dân sinh. Bộ mặt nông thôn ở các vùng dân tộc cũng thay đổi. Đời sống văn hóa, y tế, giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các mô hình kinh tế chuyển giao cho bà con phần lớn vẫn nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao.

Không ít địa phương gặp khó về vốn đầu tư trực tiếp nên triển khai thực hiện còn khó khăn, kéo dài thời gian đầu tư. Tại Sóc Trăng, đề án định canh định cư cho đồng bào dân tộc xây dựng xong từ năm 2009, được phê duyệt năm 2012, nhưng đến năm 2016 mới giải ngân đã không còn phù hợp các tiêu chí ban đầu để triển khai thực hiện. Ngoài ra, một số tỉnh không có quỹ đất nên không thể giải quyết hỗ trợ đất ở và đất sản xuất cho bà con. Có nơi vẫn duy trì chương trình cho vay ưu đãi nhưng không ai quan tâm vì số tiền được vay quá ít.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước