Liên kết 4 nhà để phát triển lúa gạo bền vững

Đỗ Thủy-Thứ hai, ngày 11/04/2011 12:00 GMT+7

Sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà là nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và DN không chỉ giúp Bình Địnhh chủ động được nguồn giống mà còn giúp người nông dân nâng cao đời sống kinh tế.

Mặc dù là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo nhưng cho đến nay, nguồn giống lúa ở nước ta lại phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu.

Trong bối cảnh vụ Đông Xuân năm nay tại miền Bắc, thời tiết không thuận, nguy cơ thiếu giống cung ứng cho vụ sau càng hiện hữu. Tại nhiều địa phương, việc chủ động sản xuất lúa giống đang được đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Tại Bình Định, vụ Đông Xuân năm nay đã triển khai mô hình sản xuất lúa giống cộng đồng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông tiến hành khảo nghiệm trước rồi mời DN vào phối hợp với nông dân tiến hành sản xuất.
Sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà là nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và DN không chỉ giúp Bình Địnhh chủ động được nguồn giống mà còn giúp người nông dân nâng cao đời sống kinh tế. Đây được xem là một hướng đi bền vững để nông nghiệp VN có thể gia tăng thêm giá trị và giảm bớt phụ thuộc vào nhập khẩu.
Xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định là địa phương đầu tiên thí điểm mô hình sản xuất cộng đồng giống lúa NA1 và NA2. Theo đó, người nông dân được ứng giống và vật tư để sản xuất, được bao tiêu đầu ra của sản phẩm và nhất là được chuyển giao khoa học công nghệ.
Cả đời gắn bó với đồng ruộng, chưa bao giờ những người nông dân ở đây cảm thấy vui như bây giờ vì năng suất lúa đạt tới 7,2 tấn/ha. Với mức bù giá của DN là 1kg lúa giống bằng 1,3kg lúa thịt, hiệu quả kinh tế đã được nhìn thấy rõ.
Anh Nguyễn Văn Phương, Hoài Mỹ, Hoài Nhơn, Bình Định cho biết: “Lúa hiện tại ở Hoài Mỹ 6.500đ/kg, mức giá công ty hỗ trợ cho mình tăng lên là 8.500 đồng”.
Mô hình sản xuất lúa giống như thế này còn giúp giảm áp lực về kinh tế cho bà con nông dân khi giá cả chỉ bằng một nửa giống nhập khẩu. Nguồn giống tại chỗ cũng chứng tỏ được khả năng thích nghi tốt hơn với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương.
Với mô hình này, lần đầu tiên tại Bình Định, người nông dân mới biết chỉ cần dùng 2kg giống cho 1 sào lúa lại có năng suất cao hơn và ít sâu bệnh hơn so với công thức 7kg giống cho một sào mà họ vẫn quen làm.
Ông Nguyễn Xuân Thưởng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Bình Định cho biết: “Khi mà chúng tôi đã đồng lòng từ Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà DN, sản xuất sẽ thuận lợi. Nguồn vật tư tốt. Quy trình thực hiện đảm bảo và năng suất cao”.
Cũng theo Trung tâm Khuyến nông Bình Định, nhờ vào việc chủ động nguồn giống mà vụ Đông Xuân này, mặc dù thời tiết bất lợi nhưng địa phương vẫn được mùa với năng suất khoảng 7 tấn/ha.

Sở NN-PTNT Bình Định cho biết, trong vụ Hè Thu tới, địa phương này sẽ mở rộng mô hình sản xuất cộng đồng ra các vùng trọng điểm canh tác lúa với quy mô hơn 7.000ha. Từ đó sẽ rút ra quy trình kỹ thuật để nhân ra diện rộng.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước