Hiện nay, trên mạng xã hội
Facebook xuất hiện nhiều Fanpage, tài khoản cá nhân công
khai rao bán tiền giả. Ngoài những hình ảnh các cọc
tiền có mệnh giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng được
rao bán, các đối tượng còn có những lời quảng cáo
hấp dẫn nhằm gây sự chú ý.
Tài khoản Fanpage có tên "bán
tiền giả" rao bán: "Hàng mới về, số lượng có hạn,
mọi người nhanh chân đặt hàng. Đảm bảo hàng giống
tiền thật 98%, nhìn bằng mắt thường không thể phát
hiện, trừ khi soi bằng máy".
Tình trạng mua bán tiền giả được nhiều đối tượng rao bán trên mạng xã hội Facebook. Đẩy đủ các mệnh giá 50, 100, 200, 500 nghìn đồng.
Tương tự, một tài khoản khác
có tên "buôn bán tiền giả" đăng tải; "Bán tiền
giả các mệnh giá 100.000 đồng, 200.000 đồng, 500.000
đồng. 1 triệu tiền thật đổi 5 triệu tiền giả, 2
triệu tiền thật đổi 11 triệu tiền giả… Mua càng
nhiều khuyến mại càng lớn".
Ngay sau khi những nội dung trên
được các đối tượng đăng tải, nhiều người tỏ ra
bức xúc vì cho rằng, hành vi trên là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, cũng không ít người vì hám lợi, thiếu hiểu
biết về pháp luật háo hức hỏi mua bằng cách bình
luận trực tiếp vào dòng trạng thái của trang bán tiền
giả. Về việc mua bán trên, chưa
rõ việc giao dịch có thành công hay không nhưng đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ
bị xử lý rất nặng.
Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên hoạt động rao bán diễn ra công khai.
Theo luật sư Lê Hồng Hiển, Giám
đốc Công ty Luật Nay & Mai - Đoàn luật sư TP. Hà
Nội, hành vi tàng trữ, rao bán tiền giả trên các trang
mạng xã hội là hành vi vi phạm pháp luật, trước hết
là vi phạm Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tội danh này sẽ bị xử lý rất nặng. Cụ thể,
tại Khoản 1 Điều 23 quy định hành vi "làm tiền giả;
vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả" là các hành
vi bị nghiêm cấm. Căn cứ vào tính chất, mức độ hành
vi vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
quy định tại Điều 180 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Cũng theo luật sư Hiển, hình
phạt đối với tội danh này thấp nhất là 3 năm tù. Cụ thể, theo hướng dẫn
tại Khoản 3.1 Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của
Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao (hướng
dẫn Điều 180 Bộ luật hình sự) thì đối với hành vi
làm tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (gọi
chung là tiền giả) có giá trị dưới 3 triệu đồng thì
hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù; từ 3 triệu đến
dưới 50 triệu thì hình phạt từ 5 năm đến 12 năm; từ
50 triệu đồng trở lên thì hình phạt từ 15 năm đến
20 năm hoặc tù chung thân.
Căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị
quyết số 02 nêu trên, đối với hành vi tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả có giá trị tương ứng dưới
10 triệu đồng thì hình phạt từ 3 năm đến 7 năm tù;
từ 10 triệu đến dưới 100 triệu đồng hình phạt
từ 5 năm đến 12 năm tù; từ 100 triệu đồng trở
lên hình phạt từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung
thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt
tiền,
tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!