Nét đẹp tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Thùy Linh - Thúy Hằng (Ban Truyền hình Đối ngoại)-Thứ năm, ngày 14/04/2016 11:56 GMT+7

VTV.vn - Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nét đẹp của văn hóa dân tộc, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ nguồn cội của người dân Việt Nam.

Bị gián đoạn trong thời kỳ chiến tranh, đến năm 1983, rất nhiều lễ hội truyền thống xoay quanh tín ngưỡng này đã được phục dựng trên đất Tổ Phú Thọ, hai trong số đó là lễ hội giã bánh dày và làm bánh mật.

Xoay quanh tín ngưỡng thờ Hùng Vương, người dân xã Dị Nậu, tỉnh Phú Thọ cũng có tục làm bánh mật để thờ những vị tướng có công đánh đuổi quân giặc, dựng nước trong thời kỳ này. Bánh mật được làm từ gạo tẻ, được đun lên và gói thành những chiếc bánh dài. Tương truyền, đây chính là thức ăn, lương khô mà dân làng cung cấp cho các vị tướng đánh giặc từ thời các vua Hùng. Hàng năm, người dân sẽ dâng những mâm bánh này lên Đền để tỏ lòng thành kính với các vị tướng lĩnh xưa.

“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương - một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã lan tỏa khắp cả nước, đó không chỉ là hôm nay, mà trong tâm nguyện của người Việt Nam, dù đi đến đâu cũng mang theo hình ảnh của đất nước và dân tộc, trong đó mang theo bàn thờ thiêng liêng của mình, ở trong trái tim của mình. Đó là tín ngưỡng của dân tộc - nó đã ăn sâu vào máu của người Việt Nam”. Ông Nguyễn Anh Tuấn - Tiến sĩ sử học, Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ chia sẻ.

Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước