"Nhiều cơ sở để kết luận nguyên nhân bệnh lạ là gạo ủ"

SKLV-Thứ hai, ngày 18/03/2013 15:18 GMT+7

(Hình trong chương trình)

 PGS. TS Phan Trọng Lân, Phó cục trưởng Cục y tế Dự phòng, bộ Y tế đã có cuộc trao đổi với Sức khỏe là vàng trước những ý kiến không đồng thuận của người dân huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi về nguyên nhân gây bệnh lạ.

PGS. TS Phan Trọng Lân, Phó cục trưởng Cục y tế Dự phòng, bộ Y tế đã có cuộc trao đổi với chương trình Cuộc sống thường ngày về nguyên nhân dẫn tới "bệnh lạ" tại Ba Tơ, Quảng Ngãi cũng như các vấn đề liên quan tới căn bệnh này.

BTV: Chúng tôi được biết ông vừa có chuyến công tác tới làng Rêu, Ba Tơ, Quảng Ngãi, ông có thể cho biết diễn biến của Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân của người dân ở đây như thế nào?

PGS.TS Phan Trọng Lân: Tại Ba Tơ, trường hợp đầu tiên ghi nhận của năm 2013 vào ngày 6/2, cho tới ngày 7/3 chúng tôi ghi nhận được 16 trường hợp bị mắc, không có trường hợp tử vong tại ba xã của hai huyện. Các xã này lại có những điều kiện tương tự nhau, các trường hợp mắc bệnh diễn biến khỏe mạnh và không có diễn biến nặng.

Tháng 7, tháng 10/2012 và tháng 1/2013 và cho tới nay đã 4 lần đoàn của bộ Y tế vào kiểm tra, giám sát. Chúng tôi thấy rằng, đối với hai lần kiểm tra trước, việc thực hiện ăn gạo đảm bảo chất lượng được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên, vào tháng 1/2013 lại chuyển sang ăn gạo thu hoạch từ mùa trước và điều này chúng tôi cũng đã có cảnh báo, cho đến tháng 2 lại xảy ra các trường hợp mắc như thế này.

Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều ăn gạo của mùa trước từ tháng 8/2012 giữ lại tới bây giờ. Chúng tôi đã kiểm tra và đều thấy mốc, vón cục, đặc biệt trên các thành có nước ứ đọng, như vậy việc bảo quản và phơi nắng cũng chưa đảm bảo chất lượng.

BTV: Người dân vẫn cho rằng trước đây họ vẫn ăn nhưng cũng không sao, nếu mà do ăn gạo ủ bị nấm mốc mà gây ra bệnh này thì cả làng phải bị, tại sao lại có những trường hợp bị và trường hợp lại không bị. Xin ông có thể giải thích cặn kẽ hơn cho chúng tôi biết về điều này được không?

PGS.TS Phan Trọng Lân: Thứ nhất về nguyên nhân và các yếu tố liên quan, từ tháng 4/2012, bộ Y tế đã triển khai một cách đồng bộ cùng với các nhà khoa học để điều tra. Kết quả đã loại dần các nguyên nhân về; nhiễm trùng, các kim loại nặng, nhiễm qua nguồn nước, qua không khí cũng loại trừ.

Xác định, hiện tượng bệnh xảy ra trong hộ gia đình, do đó chúng tôi đã nghĩ tới công tác thực phẩm. Chúng tôi đã có điều tra biện chứng và sau đó thấy rằng yếu tố nguy cơ gây bệnh là gạo, do những người ăn gạo ủ từ mùa trước thì nguy cơ mắc bệnh cao gấp 4 lần đối với người không ăn gạo ủ.

Thứ hai, về mặt xét nghiệm chúng tôi cũng phát hiện ra thóc trong các chòi ủ có nấm mốc, qua xét nghiệm thấy có nhiều mẫu chứa Aflatoxin - độc tố được tiết ra từ vi nấm. Độc tố vi nấm sẽ tác động lên men gan, khi chúng tôi tiến hành xét nghiệm men gan đã thấy men gan của bệnh nhân tăng, như vậy ở đây có hiện tượng nhiễm độc gan tạo ra những tổn thương ở gan.

Chính vì những cơ sở đó, bộ Y tế đã kết luận đây là hội chứng viêm da sừng bàn tay bàn chân do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là Aflatoxin do ăn gạo mốc cùng với cơ địa thiếu vi chất dinh dưỡng.

Đây là một kết luận được đưa ra, tuy nhiên bộ Y tế đã đề xuất triển khai biện pháp can thiệp và can thiệp tổng thể bằng cách tác động trực tiếp vào việc thay gao ủ bằng gạo được cấp. Tới ngày 7/6/2012 không còn ca nào mắc mới và liên tục sau 8 tháng không có ca mắc mới.

Mời quý vị và các bạn theo dõi thêm cuộc trao đối với PGS.TS Phan Trọng Lân, Phó cục trưởng Cục y tế Dự phòng, bộ Y tế trong chương trình Cuộc sống thường ngày tại Video.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước