Em học sinh này là nạn nhân bị các chị học lớp lớn đánh trong clip. Sau nhiều ngày nghỉ học do chấn thương phần mềm, em đã trở lại trường.
Mâu thuẫn giữa nhóm học sinh này đã xảy ra từ trước đó. Em học sinh bị đánh đã im lặng và không chia sẻ vấn đề này với bất cứ ai.
Khi vụ đánh hội đồng xảy ra, kể cả các học sinh khác chứng kiến bạn bị đánh cũng chỉ đứng nhìn. Tuy nhiên, nếu các em được trang bị kỹ năng xử lý tình huống, những mẫu thuẫn âm ỉ trước đó được chia sẻ với gia đình, với thầy cô, sự việc đã không thể xảy ra.
Hậu quả của những vụ bạo lực học đường thường để lại tâm lý nặng nề cho học sinh. Thế nhưng có một thực tế hiện nay là việc giám sát, theo dõi, hỗ trợ và ngăn chặn các vụ mẫu thuẫn giữa học sinh với nhau vẫn đang là khoảng trống.
Tại Trường THCS Ngô Mây, nơi xảy ra vụ học sinh bị đánh hội đồng, công tác hỗ trợ cho em học sinh bị đánh được cả nhà trường vào cuộc. Chỉ khi xảy ra sự việc đáng tiếc, việc rà soát lại công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh mới được quan tâm nhiều hơn.
Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây nhất, cứ mỗi ngày trên cả nước xảy ra 5 vụ bạo lực học đường. Cứ hơn 11.000 học sinh thì có 1 em bị buộc thôi học vì đánh nhau. Những con số nhức nhối này sẽ khó giảm đi nếu như những khoảng trống trong ngăn chặn bạo lực học đường không được quan tâm đúng mức.
Nhức nhối nạn bạo lực học đường VTV.vn - Bạo lực học đường vẫn đang là một vấn nạn trong các nhà trường. Bạo lực giữa học sinh với học sinh, và đôi khi là các giáo viên với học sinh ngay trong lớp học. | Băn khoăn ứng xử sau bạo lực học đường VTV.vn - Liên tiếp các vụ bạo hành học sinh khiến nhiều người phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì đang xảy ra phía sau cánh cổng trường học? | Phụ huynh lo lắng về bạo lực học đường VTV.vn - Mặc dù em học sinh lớp 5 nuốt 9 viên bi sắt đã qua cơn nguy kịch nhưng câu chuyện này đã dấy lên những lo lắng về những rủi ro trong trường học đối với con trẻ. |
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!