Hiện tượng sạt lở bờ biển tại các tỉnh miền Trung diễn ra khá phức tạp và có dấu hiệu tăng dần theo thời gian phá hủy nhiều công trình dân sinh, gây xâm nhập mặn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội.
Theo ghi nhận, bờ biển miền Trung từ Thanh Hóa - Nha Trang cứ khoảng 6km lại có một đoạn bị sạt lở và hiện có tất cả gần 300 đoạn bị sạt lở.
Bờ biển Thừa Thiên - Huế từ năm 1950 - 2000 có 33 đoạn bị sạt lở và trong 10 năm kế tiếp có thêm 27 đoạn. Nhiều cánh đồng ở Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế không thể tiếp tục sản xuất vì độ mặn quá cao do nước biển xâm thực.
Khu vực quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng có 1,5km bờ biển bị sạt lở, trong đó có những đoạn chưa được xây kè chống sạt lở khiến nhiều hộ dân bất an. Bờ biển Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận và nhiều địa phương khác cũng đều có nhiều đoạn bị sạt lở.
Sạt lở bờ biển xảy ra nghiêm trọng nhất khu vực miền Trung là ở khu vực biển Cửa Đại, thành phố Hội An, Quảng Nam. Sạt lở ở đây không chỉ xuất hiện trong điều kiện gió bão, mà còn ngay cả trong thời tiết bình thường.
Cơ chế gây sạt lở bờ biển rất phức tạp liên quan đến việc mất cân bằng bồi lấp phù sa ở vùng cửa sông, cửa biển.
Nuôi bãi tạo bờ để cứu biển Hội An VTV.vn - Nuôi bãi tạo bờ sẽ thực hiện theo phân đoạn. Hệ thống đê ngầm này sẽ giúp giảm sóng, năng lượng sóng và giảm mạnh quá trình xói mòn biển Hội An.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!