100 lượt xe qua trạm chỉ có nhiều nhất là 25 xe, ít nhất 4 xe, sử dụng dịch vụ thu phí không dừng. Đây là thông tin đáng chú ý trong báo cáo của Sở GTVT TP.HCM gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tiến độ thực hiện và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống thu phí điện tử không dừng tại các trạm thu phí trên địa bàn thành phố.
Trạm BOT An Sương - An Lạc trên tuyến Quốc lộ 1 là một trong hai trạm thu phí tại TP.HCM đã hoàn thiện nhiều làn thu phí không dừng và đi vào hoạt đông từ tháng 10/2018. Tuy nhiên, dù là làn thu phí không dừng nhưng vẫn phải hoạt động bán vé 1 dừng cho các phương tiện qua lại.
Theo thống kê, tỉ lệ xe sử dụng dịch vụ thu phí không dừng qua trạm là rất ít chỉ chưa đầy 4%, có nghĩa 100 xe qua chỉ có khoảng 4 xe sử dụng dịch vụ. Mặc dù ở đây có tới 8 làn thu phí không dừng cho cả 2 chiều, chỉ có 2 làn thu phí 1 dừng. Làn không dừng nhưng vẫn phải dừng xe thu phí khiến đơn vị quản lý tiếp tục phải bố trí nhân viên làm việc thủ công thay vì tự động thu phí.
Vì sao thu phí theo hình thức không dừng chưa hút được nhiều tài xế?
Nguyên nhân tỉ lệ sử dung dịch vụ thu phí không dừng quá ít được đưa ra do chưa có sự triển khai thu phí không dừng đồng bộ, trạm có trạm không nên chưa thuận lợi cho chủ phương tiện. Nếu dùng thẻ không dừng qua trạm các phương tiện chỉ mấy 3-5 giây, nhưng nếu phải dừng thì phải mất 20- 30 giây, thậm chí lâu hơn.
Thực tế có nhiều phương tiện đã có thẻ nhưng lại không nạp tiền để sử dụng, nên Sở GTVT TP.HCM cũng kiến nghị cần đơn giản việc mở thẻ và nộp tiền, thực hiện liên thông và đồng thu phí không dừng giữa các tuyến.
Ngoài ra, Sở GTVT TP.HCM cũng đề xuất Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu ban hành các quy định liên quan đến việc bắt buộc ô tô tham gia giao thông phải thực hiện sử dụng dịch vụ thu phí không dừng để tăng hiệu quả.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!