Nghề làm tranh dân gian Đông Hồ ở xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có từ thế kỷ XVI. Thời kì cực thịnh của làng tranh Đông Hồ là khoảng cuối thế kỷ XIX và kéo dài đến thập kỷ 40 của thế kỷ XX. Thời ấy, cả làng có 17 dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Trải qua bao đổi thay thời cuộc, người làm tranh dân gian ở Đông Hồ hiện không còn nhiều.
‘ Bức tranh "Bịt mắt bắt dê"
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tranh dân gian Đông Hồ có thể coi là tiêu biểu nhất của Việt Nam, bởi đây là dòng tranh hội tụ đầy đủ các giá trị lịch sử, văn hóa, văn học, nghệ thuật. Những bức tranh dân gian Đông Hồ cũng góp phần chuyển tải sâu sắc về tín ngưỡng, đời sống, sinh hoạt của người dân Việt Nam thông qua 5 loại tranh là tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt và truyện tranh.
‘ Bức tranh "Mục đồng thả diều"
Hiện nay, trong khi chờ Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chính thức về đề xuất của Bộ VH,TT&DL, tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan chuyên môn đang tiếp tục tiến hành tiến hành nghiên cứu và lập hồ sơ cho dòng tranh này để đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.