Vướng mắc phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 14/10/2018 21:53 GMT+7

VTV.vn - Nhiều người dân vẫn chưa thực sự hiểu, chưa tin tưởng vào giá trị của bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay cũng như vai trò của nó đối với cuộc sống của họ trong tương lai.

Ngoài mấy sào ruộng khoán, hàng tháng chị Bùi Thị Hải (xã Đồng Phong, huyện Nho Quan, Ninh Bình) còn có thêm thu nhập từ việc bán hàng ăn sáng là khoảng 5 triệu đồng. Nhưng, để bỏ ra 154.000 đồng/tháng để mua bảo hiểm tự nguyện thì chị lại trăn trở.

Cả xã Đồng Phong hiện chỉ có 5 người mua bảo hiểm tự nguyện và nhiều xã tình trạng cũng tương tự.

Nhà chị Thắm (xã Gia Phú, huyện Gia Viễn, Ninh Bình): chồng thợ xây, vợ làm ruộng vườn và bán quà sáng có thu nhập thường xuyên hơn 10 triệu đồng/tháng; nếu mỗi tháng nộp 154.000 đồng/người thì 20 năm nữa, vợ chồng chị sẽ nhận lương hưu gần gấp ba số đóng hàng tháng trước đó là 400.000 đồng, số tiền đủ cho sinh hoạt của người có tuổi ở nông thôn. Nhưng chị Thắm vẫn băn khoăn.

Chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ hàng tháng để đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì tương lai khi về già, người dân ở nông thôn sẽ không bị phụ thuộc con cái khi về già. Vấn đề là phải tạo sự tin tưởng của người dân vào những lợi ích mà bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ mang lại trong tương lai.

Để tạo điều kiện giúp mọi người dân có hưu trí, Chính phủ đã có mức hỗ trợ 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 15 tuổi trở đi thuộc hộ nghèo; 25% với hộ cận nghèo; và 10% đối với các đối tượng khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước