Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: "Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc"

P.V-Thứ tư, ngày 31/08/2022 11:43 GMT+7

VTV.vn - 47 năm trước, quần đảo Trường Sa được giải phóng và một trong những người làm nên chiến thắng ấy là người lính đặc công Đỗ Viết Cường.

Quần đảo Trường Sa được giải phóng là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam nói riêng và Quân đội Nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Đứng trước kẻ thù với những tàu chiến lớn, cùng với đó là biển cả mênh mông, những người lính đặc công nước đã có những cách đánh bí mật, bất ngờ, mưu trí để đưa chiến dịch thắng lợi.

Và trong Những anh hùng thế kỷ XX hôm nay (31/8), chúng ta sẽ được gặp người lính đặc công của 47 năm trước -  Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường. Ông nguyên là đội phó đội 1 Đoàn 126 trực tiếp tham gia giải phóng Trường Sa tháng 4 năm 1975. Ông cũng là người trực tiếp chỉ huy chiến đấu, giải phóng đảo Sơn Ca trong chiến dịch Trường Sa thần tốc.

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc - Ảnh 2.

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường.

Nói về những ngày bão lửa ấy, anh hùng Đỗ Viết Cường nói: "Nhiệm vụ nặng nề, khó khăn và rất nguy hiểm".

Và trong cuộc trò chuyện với anh hùng Đỗ Viết Cường hôm nay, ông sẽ giúp chúng ta được trở lại những ngày tháng ấy - nguy hiểm, khó khăn nhưng hào hùng ấy.

"KẺ THÙ KHÔNG DỄ DÀNG GÌ XÂM PHẠM ĐƯỢC ĐẤT NƯỚC TA".

Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường.

(Ảnh chụp từ phim tư liệu)

Ngày 11/4 năm 1975, Quân chủng hải quân phối hợp với lực lượng đặc công quân khu 5 vượt sóng hướng ra quần đảo Trường Sa bằng 3 con tàu 673, 674, 675 mục tiêu giải phóng tuyến đảo có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế, khi đó do chính quyền SG chiếm giữ. 

Đối diện với tàu chiến lớn của địch và biển cả mênh mông, lực lượng hải quân và đặc công ta - với sự mưu trí và kinh nghiệm đã có những cách tiến quân đặc biệt.

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc - Ảnh 6.

"Tàu phải nguỵ trang như tàu đánh cá hoặc các tàu hoạt động" - anh hùng Đỗ Viết Cường nói - "Cho nên các tàu không số, tất cả lực lượng đặc công, tất cả đều được giấu kín dưới khoang hàng, không được xuất hiện ở trên. Chỉ có các thủy thủ thôi".

"Còn các thủy thủ của tàu cải trang, ăn mặc giống như các ngư dân trong khu vực Đông Nam Á thôi" - ông nói tiếp - "Còn lực lượng đặc công thì chúng ta sau khi đến vị trí tập kích, chúng ta phải dung xuồng cao su, dùng mái chèo để bơi vào. Khi mà xuồng đó bơi đến cự ly nhất định có những mũi cách chúng ta từ 500-700 mét, lực lượng này phải xuống nước để bơi vào, để chúng ta giấu mình dưới nước, khó phát hiện".

Bí mật tiếp cận...

Nhanh chóng đổ bộ...

Bất ngờ đánh chiếm mục tiêu...

(Hình ảnh tái hiện)

Cũng theo anh hùng Đỗ Viết Cường: "Vào 24h ngày 13/4 năm 1975, sau khi quan sát, chúng ta tránh xa đảo ở cự ly phù hợp khoảng 20 hải lý thì thấy rằng, địch có bắn pháo sáng lên. Ta quan sát sau đó thả trôi ở cự ly phù hợp. Đến đúng 24h tàu 673 tiến hành đổ bộ vào đảo. Đến cự ly phù hợp 700m trở ra, bộ đội ta đã rời xuồng bơi để tiếp cận". 

"Chúng ta nổ súng từ 4 giờ đến 4 giờ 30 phút là chúng ta đã giải phóng toàn bộ đảo Song Tử Tây".

Sau khi giành quyền kiểm soát Song tử tây, một bộ phận lực lượng đặc công được cử giữ đảo, còn lại đưa các tàu của ta quay về Đà nẵng để chuẩn bị vũ khí đạn dược lương thực để chuẩn bị quay lại Trường Sa. 10 ngày sau đó, 24/5/1975, anh hùng Đỗ Việt Cường chỉ huy, quân ta tiếp tục tấn công đảo Sơn Ca.

"PHẢI ĐÁNH!".

Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường.

30’ giải phóng toàn bộ đảo Sơn Ca...

Bắt sống 20 tên (chết 3, bắt 17)...

"Khi tiếp cận vào đảo, theo kế hoạch là 4h chúng ta mới được nổ súng. Thế nhưng lúc đó, mới hơn 2h, có một con chó con sủa, tức là hiện tượng có thể địch phát hiện được. Đã mất yếu tố bất ngờ" - anh hùng Đỗ Viết Cường nhớ lại thời điểm khi ấy - "Tôi nghĩ rất nhanh thôi, phải đánh!". 

"Tôi đã nhanh chóng dung lựu đạn ném vào hầm, hầm đó chính là hầm chỉ huy" - ông nói tiếp - "Sau khi có tiếng lựu đạn nổ, tất cả các hướng khác đã sẵn sàng chiến đấu rồi. Nên địch bắt đầu hoang mang, đang ngủ thì giật mình, vừa bắn trả mà vừa tung ra ngoài hết. Nên chỉ trong 30’ chúng ta giải phóng toàn bộ đảo Sơn Ca, bắt sống 20 tên, chết 3 và ta bắt 17".

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc - Ảnh 14.

Dù đã làm chủ được đảo Sơn Ca, nhưng những người lính đặc công lại đối mặt với một thách thức mới, căng thẳng không kém lúc ra trận đó là... 

Bằng mọi giá phải giữ đảo, không để nước ngoài thừa cơ chiếm đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.

"Sau khi giải phóng thì ngày hôm sau, có một tàu chiến rất to. Chúng tôi phát hiện hướng của tàu vào có khá đông, trông như đầu người, cứ nhấp nhô bơi vào đảo. Đến khu vực mép san hô, thấy mất" - anh hùng Đỗ Viết Cường nói về mối hiểm nguy sau khi đảo Sơn Ca được giải phóng - "Sau đó, tôi cũng đề phòng, phán đoán đây có thể là người nhái mà tàu kia thả vào để tập kích. Sau đó tôi cho súng côi, bắn 15 phát đạn cối để thị uy". 

"Giả sử nếu có người nhái mà dừng lại bãi san hô có thể cũng hoảng sợ mà rời đảo".

Theo anh hùng Đỗ Viết Cường, quân ta sau đó đã tiếp tục làm chủ các đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Trường sa lớn trước ngày 29/4. 

(Ảnh chụp lại từ phim tư liệu).

Giải phóng tuyến đảo Trường Sa đã góp phần vào chiến thắng lịch sử thống nhất đất nước năm 1975, tạo nên ý nghĩa chiến lược về quân sự, kinh tế thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Tổ Quốc.

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc - Ảnh 18.

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc - Ảnh 20.

"Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc: Trên không, trên mặt nước, dưới đáy nước, tuyến đảo, đất liền... Nó tạo nên một tuyến phòng thủ rất quan trọng, nhiều tầng, nhiều lớp để bảo vệ Tổ Quốc. Kẻ thù không dễ gì xâm phạm được đất nước ta".

Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường.

Chuẩn đô đốc, Anh hùng LLVTND Đỗ Viết Cường: Biển đảo của ta như là sân trước, cửa ngõ của Tổ Quốc - Ảnh 22.

Là một chương trình mới được sản xuất bởi Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số (VTV Digital) của Đài Truyền hình Việt Nam, "Những anh hùng thế kỷ XX" đã được phát sóng trên chương trình Chuyển động 24h và các nền tảng số của VTV Digital bắt đầu từ ngày 15/7. Các số của "Những anh hùng thế kỷ XX" - chương trình được đồng hành của công ty Golf Long Thành - được đăng tải trên Báo điện tử VTV.VN và Fanpage Trung tâm Tin tức VTV24.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước