Ngay tại phần thi Chào SV, cả 2 đội chơi đã thể hiện sự sáng tạo và màu sắc riêng của mình. Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh tạo được điểm nhấn trong phần thi đầu tiên khi xếp chữ SV bằng đội hình và chiếc thang lật ngược, trong khi đó Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh lại rất gây ấn tượng thông qua lời hát “SV ơi, Công nghiệp đến đây!”.
Đến với phần thi Nhà hát, Đại học Công nghệ tiếp tục ghi điểm sáng tạo khi lựa chọn sự tích Cây khế để biến hóa cho phần thi của mình. Việc xây dựng câu chuyện khởi nghiệp với cây khế 7 màu đã gây nhiều ấn tượng đặc biệt là hình ảnh 2 anh em. Cả phần thi dường như không sử dụng âm nhạc mà dựa vào diễn xuất để chinh phục khán giả và ban giám khảo cũng như chuyển tải được thông điệp.
Riêng giám khảo Xuân Bắc cảm thấy rất thích thông điệp “khởi nghiệp đi bà con ơi” của Đại học Công nghiệp khi và đánh giá đội chơi này đã khá thành công khi kêu gọi mọi người khởi nghiệp cùng. Tiết mục được xây dựng kết cấu mạch lạc, thông tin rõ ràng, ý tưởng giản dị nhưng vẫn truyền tải được thông điệp và được giám khảo khách mời Gil Lê vô cùng thích thú bởi nét dễ thương của các bạn sinh viên.
Tại Nhà hát SV, sinh viên Đại học Bách Khoa không chỉ cho thấy những tài năng, sự sáng tạo mà còn thể hiện sự nhạy bén và thông minh của mình khi sử dụng chính logo của chương trình làm đạo cụ cho biểu diễn cho tiết mục của mình. Với ý tượng hướng đến sự hiện đại, Đại học Bách Khoa được nhà thơ, nhà báo Phong Việt đánh giá cao và tỏ ra rất thích thú với robot Vô Diện cũng như ý tưởng mới mẻ này.
Đặc biệt qua các phần thi Gil Lê đã phát hiện nhân vật ông xuất hiện từ phần mở đầu Chào SV của chương trình. Điều này giúp cho Đại học Bách Khoa nhận điểm cộng bởi sự logic trong ý tưởng và xây dựng kịch bản khi kết hợp tên các nhân vật lại với nhau.
Trong tập 9 SV 2020 tại phần thi Ống kính,theo đánh giá từ Nhà báo Lại Văn Sâm đây là phần Ống kính có thời lượng dài nhất. Tại phần thi này, 2 đội chơi đã phân biệt khái niệm khởi nghiệp và lập nghiệp và đã kéo nhà thơ, nhà báo Phong Việt vào vở kịch. Đại học Công nghiệp đã đưa ra phương án tận dụng thế mạnh, không làm theo người ta và phương pháp này phù hợp với quan điểm của giám khảo Xuân Bắc “Khởi nghiệp thì phải nghĩ nếu thất bại, nhưng cũng có người nói khởi nghiệp thì đừng nghĩ đến thất bại, khởi nghiệp thì đừng tin ai nói”.
Kết thúc phần thi Ống kính, giám khảo Phong Việt đánh giá cao nhân vật cô con gái út khi đã đưa ra được giải pháp cụ thể. Tuy nhiên có chút đáng tiếc khi các bạn sinh viên của cả 2 đội chưa phân định rõ khái niệm khởi nghiệp, chính kiến chưa thực sự cứng rắn mà dễ thay đổi khi tình huống mới xuất hiện.
Kết quả chung cuộc, đội tuyển trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh giành được 61,5 điểm, chiến thắng sít sao trước đội tuyển Đại học Bách khoa và đoạt vé tham dự chung kết miền.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!