Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu

Thanh Thủy-Thứ tư, ngày 25/12/2019 06:00 GMT+7

VTV.vn - Trong tập 2 Cha mẹ thay đổi, gia đình chị Hường và chị Hảo đã nhận ra nhiều bài học bổ ích về phương pháp giáo dục và kết nối với con.

Cha mẹ thay đổi là một series phim tài liệu nằm trong dự án Thay đổi do Trung tâm sản xuất các chương trình giáo dục VTV7 khởi xướng, với mục đích hướng đến những phương pháp giáo dục trẻ tiến bộ và hoàn toàn mới, đồng thời góp phần loại bỏ các cách dạy con đã cũ. Từ đó, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái trong gia đình sẽ thay đổi, và con trẻ sẽ sẽ có một môi trường học tập và phát triển tốt nhất.

Trong tập thứ 2, chương trình Cha mẹ thay đổi là câu chuyện về gia đình chị Vũ Thị Hường, Hà Nội và chị Kiều Phương Hảo ,Vĩnh Phúc về hành trình thay đổi bản thân thay đổi trong cách dạy dỗ, yêu thương, cư xử... với các con.

Cha mẹ không có sự kết nối với con

Gia đình chị Hường và gia đình chị Hảo đều gặp khó khăn trong việc kết nối với các con và các bé luôn không chịu nghe lời cha mẹ và mỗi lần bị bố mẹ mắng đều tỏ ra giận dỗi, khóc lóc.

Nói về việc dạy dỗ 2 bé Cún (6 tuổi) và Kén (4 tuổi), chị Hường cho biết: "Hai bạn nhà mình rất hay khóc, mè nheo. Mình phải kỷ luật con, làm cho con sợ mình. Từ đó, con sẽ nghe lời mình".

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 1.
Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 2.

Theo GS Peck Cho đến từ Trường Đại học Hàn Quốc, 100% các cuộc hội thoại của mẹ và các con là những yêu cầu, trong khi đó, người bố có vẻ điềm đạm hơn, khuôn mặt của những đứa trẻ cũng khác nhau khi ở bên bố và mẹ.

Và khi đi đâu, hai đứa trẻ cũng chọn đứng cạnh bố hơn là đứng cạnh mẹ. Trẻ con cần kết nối và những lời khuyên tốt. Người bố có sự kết nối tốt hơn với con nhưng lại không đưa ra lời khuyên. Mẹ thì không có sự kết nối mà chỉ có những lời dạy dỗ nghiêm khắc.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 3.
Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 4.

Chị Hường cho rằng việc cha mẹ quát mắng con là điều bình thường và xung quanh vẫn có nhiều ông bố bà mẹ làm như thế. Chỉ đến khi chị Hường nhận được 1 bức thư từ con gái lớn viết: " Mẹ không yêu con. Cả nhà không yêu con. Đọc được những lời Cún viết thật sự mình rất buồn nhưng mình không biết làm thế nào để con hiểu rằng bố mẹ luôn yêu thương các con một cách vô điều kiện, hết lòng vì các con".

Đó là lý do chị Hường quyết tâm tham gia chương trình Cha mẹ thay đổi.

Trong khi đó, gia đình chị Kiều Phương Hảo ,Vĩnh Phúc cũng gặp phải tình trạng tương tự. Dù chị luôn nhẹ nhàng nói với con nhưng việc Tôm (8 tuổi) không chịu nghe lời, thậm chí nhiều lúc còn quát mắng lại khiến chị cảm thấy bất lực.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 5.

Nhà chị Hảo bắt đầu ngày mới bằng những tiếng khóc của Tôm (8 tuổi). Bố của Tôm cho rằng có thể vì quá chiều con nên con của mình đã không nghe lời.

"Mình luôn muốn nhẹ nhàng với con nhưng có lúc mình nói con không nghe lời. Thật sự mình rất hoang mang, lo lắng", chị Hảo chia sẻ.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 6.

Không dùng đòn roi, quát mắng nhưng chị Hảo vẫn không thể kết nối được với con.

Hành trình thay đổi, lắng nghe con bắt đầu...

Các cha mẹ bước vào hành trình thay đổi, lắng nghe con. Trong suốt quá trình 1 năm học, các bậc cha mẹ đã không ít lần bật khóc nhận ra mình đã không biết cách thể hiện tình yêu thương với con, khiến con cảm thấy bị xa lánh, căng thẳng.

Theo GS Peck Cho: "Cha mẹ biết nhà là nơi trái tim thuộc về. Họ biết nhưng họ không có phương pháp và kỹ thuật yêu thương. Bố mẹ cứ nghĩ rằng mình thương con thì mình phải dạy dỗ, đánh con để con có một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp hơn. Nhưng đánh con không phải là phương pháp bởi nó không mang tình yêu. Cha mẹ không cần thay đổi tính cách, cha mẹ chỉ cần thay đổi cách cư xử với con".

Nếu như trước đây, luôn là sự áp đặt từ chị Hường và phản kháng từ Kén, thì giờ đây hai mẹ con đã có sự kết nối. Còn Cún, trong giờ học thay vì những mệnh lệnh từ mẹ thì nay giờ học không còn những nối ấm ức, những tiếng khóc mà là sự kiên nhẫn từ mẹ, chấp nhận những lỗi sai của con và sửa chữa dần dần. Sự động viên từ mẹ cũng là cách giúp Cún hứng thú hơn trong lúc học bài, làm bài tập.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 7.

Niềm hạnh phúc trào dâng khi từ bức thư Cún gửi mẹ cho rằng cả nhà không ai yêu thương em, thì nay em đã vui vẻ hơn với mọi người và biết nói lời yêu thương với mẹ.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 8.
Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 9.

Trong khi đó, gia đình chị Hảo cũng có sự thay đổi trong cách giáo dục con. Thay vì muốn con làm theo ý mình thì chị sẽ nhẫn nại hỏi lý do vì sao bé không muốn.

"Điều quan trọng nhất là mình phải hiểu con muốn gì, tôn trọng cảm xúc của con. Mình đừng đáng giá hành vi của con, áp đặt rằng con đang hư, con không nghe lời... Mình phải hiểu sau hành vi đó của con là mong muốn, cảm xúc của con là gì", chị Hảo tâm sự.

"Tôi nhận ra từ trước đến nay mình đã không tôn trọng cảm xúc của con".

Chị Hảo cũng cho biết dù không đánh mắng Tôm nhưng chị thiếu sự tinh tế, tôn trọng cảm xúc của con nên khiến bé ngày càng không chịu nghe lời bố mẹ.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 10.

Nhận ra được những sai lầm của mình, chị Hảo đã bắt đầu thay đổi, thay vì muốn con làm theo ý mình, chị đã quyết định buông bớt một số kỳ vọng đi, không đòi hỏi sự hoàn hảo và khắt khe với con mình nữa. Thay vào đó là động viên để Tôm được làm những gì mình thực sự muốn. Không kiệm lời khen, khích lệ dành cho Tôm.

Từ đó, Tôm trở nên vui vẻ hơn và bắt đầu thể hiện cảm xúc yêu thương với những người trong gia đình.

Giọt nước mắt của những đứa trẻ khi không được cha mẹ thấu hiểu - Ảnh 11.

Tuy nhiên, tất cả vẫn đang là sự khởi đầu, hành trình cha mẹ thay đổi và lắng nghe từ con vẫn còn tiếp tục. Các bậc phụ huynh luôn phải tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với con và tuyệt đối từ bỏ ý nghĩ dùng đòn roi để giáo dục con cái.

Bên cạnh đó, nếu dùng lời lẽ nhẹ nhàng khuyên răn con thì cũng phải đi sâu vấn đề, hiểu tâm lý, nguyện vọng của trẻ để có thể dễ dàng thuyết phục con. Trẻ em cần có môi trường sống hạnh phúc, bắt đầu từ chính ngôi nhà thân yêu của mình.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước