Shark Tank - Tập 3: Startup “đốt” 2 tỷ vì ước mơ làm xe điện 3 bánh, Shark Hưng xuống tiền đầu tư

Hương Chi-Thứ năm, ngày 19/10/2023 15:29 GMT+7

VTV.vn - Trong khi cả 4 Shark từ chối, Shark Hưng lại quyết định đầu tư vào startup Cababa.

Tập 3 Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 6 giới thiệu 3 mô hình sản xuất đế gọi vốn đầu tư gồm: PiSafe, Cababa và Bò Một Nắng Thúy Liễu. 

Trong đó, Cababa với hai đại diện là kỹ sư Nguyễn Tuấn Anh – Nhà sáng lập và kỹ sư chế tạo máy Trần Quyết Tiến – đồng sáng lập.

Trăn trở bởi nắng, mưa, khói bụi, tiếng ồn, sự không an toàn khi di chuyển bằng xe máy lúc đưa con gái đi học. Bên cạnh đó là tình trạng tắc đường, khoản chi phí mua xe và sự lãng phí không gian khi sử dụng xe ô tô mà chỉ có hai người, Nguyễn Tuấn Anh quyết định cho ra đời thương hiệu Cababa, là chữ viết tắt của ‘Car ba bánh’ – tức xe ba bánh.

Shark Tank - Tập 3: Startup “đốt” 2 tỷ vì ước mơ làm xe điện 3 bánh, Shark Hưng xuống tiền đầu tư - Ảnh 1.

Sản phẩm của startup này là chiếc xe điện ba bánh thân hẹp có buồng lái kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ với giá bán dự kiến là 100 triệu đồng. Xe được trang bị cơ chế cân bằng chủ động để khắc phục nhược điểm lớn nhất của các xe thân hẹp nói chung là dễ bị lật khi vào cua. Chiếc xe ba bánh này có thể di chuyển 200 km trên một lần sạc với phiên bản pin gắn liền thân xe hoặc 150 km với phiên bản pin có thể tháo rời. Hiện nay startup đã có bản MVP (Minimum viable product – sản phẩm khả thi tối thiểu) chạy thử nghiệm được 6 tháng.

"Thế bây giờ bạn gọi nó là ô tô hay gọi là xe máy", Shark Hưng thắc mắc. Tuấn Anh cho biết: "Có rất nhiều người hỏi em câu đó và em trả lời rằng không phải ô tô, không phải xe máy, nó là một thứ đến từ tương lai".

Shark Tank - Tập 3: Startup “đốt” 2 tỷ vì ước mơ làm xe điện 3 bánh, Shark Hưng xuống tiền đầu tư - Ảnh 2.

"Công ty đăng kiểm họ hỏi bạn thì bạn trả lời thế nào", Shark Hưng đặt vấn đề và phân tích rằng, nếu định nghĩa chiếc xe là ô tô ba bánh thì người dùng cần có bằng lái ô tô, xe được tham gia vào làn ô tô và người lái không phải đội mũ bảo hiểm.

Đánh giá đây là sản phẩm tương đối tiềm năng nhưng Shark Hưng quan tâm nhiều hơn đến bức tranh kinh tế và tham vọng của startup.

Tuấn Anh chia sẻ, dự án này đã tiêu 2 tỷ gồm 1 tỷ là từ nhóm sáng lập và 1 tỷ tiền vay.

Đến với Shark Tank mùa 6, Tuấn Anh và Quyết Tiến muốn kêu gọi đầu tư 1,8 tỷ đồng cho 5% cổ phần để tạo ra 5 sản phẩm nữa trong vòng 6 tháng.


Shark Bình là người đầu tiên đưa ra quyết định không đầu tư. Shark Hùng Anh cho rằng tư duy thị trường khó thay đổi, do đó ông khuyên startup nên mở rộng lối đi của người khác thay vì tự mở ra một lối đi mới. Shark Louis là người tiếp theo nói lời từ chối bởi Cababa chưa nêu lên được lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.

Shark Tuệ Lâm cho biết cô đã từng nhận được pitch deck (bản thuyết trình tiếp thị doanh nghiệp) của Cababa và cũng đã thử tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng.

"Tôi hỏi người khác là nếu bây giờ họ có tầm 100, 120 triệu thì họ muốn mua một cái xe SH hay họ muốn mua một cái xe như thế này, thì cả 10 người họ đều nói với tôi rằng họ sẽ không mua cái xe như thế này", Shark Tuệ Lâm kể lại và nêu quan điểm "Việc mình nghĩ như thế nào không quan trọng bằng việc khách hàng ngoài kia họ nghĩ như thế nào. Và cái đấy mới là thứ quyết định business (mô hình kinh doanh) của bạn có kiếm ra tiền hay không". Vì lý do đó, cô không đầu tư cho startup này.

Shark Tank - Tập 3: Startup “đốt” 2 tỷ vì ước mơ làm xe điện 3 bánh, Shark Hưng xuống tiền đầu tư - Ảnh 3.

Shark Tuệ Lâm

Ở một góc nhìn khác, Shark Hưng cho rằng tương lai gần ở Việt Nam sẽ có những dòng xe ở mức giá trên dưới 100 triệu, 200 triệu đồng. Đồng thời, đánh giá cao tâm huyết của đội ngũ sáng lập khi nghiên cứu phát triển sản phẩm trong một thời gian ngắn nên Shark Hưng mong muốn được đồng hành cùng startup.

"Bạn mới xuống khoảng 2 tỷ, tôi xuống 1,8 tỷ mà cho tôi 5% thì hơi ít "cá" quá. Vì vậy bạn xuống 2 tỷ, bạn giữ 85%. Tôi xuống 1,8 tỷ, tôi lấy 15%. Có thể tôi sẽ ứng trước khoảng một, hai trăm triệu cho các bạn ‘sống’ đã, để làm trước một vài việc. Nhưng giải ngân chính thức phải sau khi có bước tiến đáng kể về mặt thủ tục đăng kiểm và lưu hành", Shark Hưng nói.

Đàm phán với Chủ tịch Hội đồng đầu tư Columbus Partners, Tuấn Anh đề xuất mức đầu tư 1,8 tỷ cho 10% cổ phần. Bên cạnh đó anh sẽ tặng 3% với mong muốn có sự đồng hành của Shark trong quá trình thương mại hóa không chỉ mỗi sản phẩm này.

Shark Hưng cho biết con số ông đưa ra không phải mức đàm phán. Do đó ông đề nghị đầu tư 1,8 tỷ cho 12% cổ phần vốn góp, 3% là free shares (cổ phần tặng) vì sự đồng hành kèm điều kiện startup phải có những bước tiến rõ rệt và đáng tin cậy trong việc đăng kiểm và xin cấp phép lưu hành.

Tuấn Anh đồng ý với đề nghị này của Shark Hưng, khép thương vụ gọi vốn thành công.

Shark Tank - Tập 3: Startup “đốt” 2 tỷ vì ước mơ làm xe điện 3 bánh, Shark Hưng xuống tiền đầu tư - Ảnh 4.

Shark Hưng chốt deal với Cababa.

Ngoài ra, trong tập 3 còn có 2 màn gọi vốn khác: Startup công nghệ PiSafe cảnh báo cháy sớm tham vọng trở thành “ứng dụng quốc dân” và Tiktoker Thúy Liễu đem đặc sản Bò một nắng Phú Yên lên gọi vốn.

Thương vụ bạc tỷ mùa 6 - tập 3

Đón xem các tập tiếp theo chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 6 phát sóng vào 20h30 thứ Hai hàng tuần trên kênh VTV3!

Shark Tank: Vượt mặt các cá mập, Shark Hùng Anh tiếp tục có deal triệu USD Shark Tank: Vượt mặt các cá mập, Shark Hùng Anh tiếp tục có deal triệu USD Shark Tank Việt Nam mùa 6: Nữ startup 'săn cá mập' đỉnh cao khiến 3 Shark liên tục ra deal Shark Tank Việt Nam mùa 6: Nữ startup "săn cá mập" đỉnh cao khiến 3 Shark liên tục ra deal Nữ 'cá mập' sinh năm 1994 mới toanh của Shark Tank Việt Nam mùa 6 là ai? Nữ "cá mập" sinh năm 1994 mới toanh của Shark Tank Việt Nam mùa 6 là ai?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước