Chiều 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư
Nguyễn Chí Dũng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình Dự án Luật Hỗ trợ doanh
nghiệp nhỏ và vừa. Đây là một điều luật hết sức cấp thiết đối với cộng đồng
doanh nghiệp và cũng thể hiện vai trò của Nhà nước nhằm tạo môi trường thuận
lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Theo
đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam sẽ được hưởng những hỗ trợ cơ bản như hỗ trợ tiếp
cận tín dụng từ ngân hàng thương mại và các quỹ, hỗ trợ về công nghệ, mặt bằng
sản xuất, xúc tiến và mở rộng thị trường, tư vấn,
phát triển nguồn nhân lực...
Ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thành viên Ban soạn thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - cho biết doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
hơn 97% tổng số doanh nghiệp, sử dụng tới hơn 50% lực lượng lao động và đóng
góp hơn 40% GDP nhưng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn,
trở ngại.
"Tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định đúng theo thông lệ quốc tế. Chúng tôi lựa chọn như vậy để dễ phân loại chính sách. Đây là những hỗ trợ cơ bản, thiết yếu đối với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những hỗ trợ cơ bản này được thực hiện thông qua cơ chế chính sách mà không trực tiếp sử dụng ngân sách nhà nước" - ông Đặng Huy Đông chia sẻ - "Dự án luật này sẽ cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vì họ nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ, nên trước đây họ không có khả năng tự thân tiếp cận được với nhiều loại dịch vụ về công nghệ, thương mại, mở rộng thị trường...".
Tuy nhiên, theo ý kiến của cộng
đồng doanh nghiệp và nhiều đại biểu Quốc hội, nếu luật không có những quy định
chặt chẽ, cụ thể, kể cả khi có chính sách tốt nhưng có "ngấm" được tới từng
doanh nghiệp hay không thì câu trả lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.
Doanh
nghiệp Việt Nam còn non yếu, năng lực hạn chế nên cần một sự tiếp sức dài hơi, bài bản,
cần loại bỏ những rào cản và để họ có thể trưởng thành và đóng góp nhiều hơn nữa
cho xã hội.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!