Quỹ bình ổn xăng dầu - doanh nghiệp đòi bỏ, nhà điều hành muốn giữ. Việc trích lập quỹ bình ổn xăng dầu 300 đồng/lít theo quy định tại Nghị định 83 đang khiến nhiều người tiêu dùng chịu thiệt hơn là lợi.
Với doanh nghiệp xăng dầu, xả quỹ lớn có thể gây âm quỹ và phải vay ngân hàng để bù. Cơ quan quản lý nhà nước có quan điểm ngược lại, nếu không có quỹ bình ổn, giá xăng dầu trong nước sẽ tăng cao, gây áp lực rất lớn lên lạm phát.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đã nói về vấn đề liên quan đến quỹ bình ổn giá xăng dầu trong chương trình Vấn đề hôm nay tối 19/8
Liên quan đến đề xuất bãi bỏ quỹ bình ổn giá xăng dầu của đoàn giám sát Quốc hội tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đã nhiều lần trình Thủ tướng nghiên cứu, sửa đổi nghị định 83, trong đó có quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Theo ông, hiện xăng dầu sản xuất trong nước đã đáp ứng gần 80% nhu cầu, còn 20% là nhập khẩu. Do đó, ảnh hưởng của giá xăng dầu thế giới với trong nước vẫn rất lớn. Để cân đối giữa điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát vẫn cần quỹ bình ổn xăng để tránh cú sốc cho thị trường.
Chưa đồng tình với quan điểm của Bộ Tài chính, nhiều doanh nghiệp vận tải và kinh doanh xăng dầu lại cho rằng việc bình ổn xăng dầu thực chất chỉ thu tiền của người mua xăng để bình ổn cho người mua xăng. Trong khi đó, giá xăng dầu đã gánh rất nhiều loại thuế phí khác nhau, chưa kể đến việc trích lập và chi quỹ này là động thái can thiệp quá sâu vào doanh nghiệp. Bỏ hay tiếp tục duy trì quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn còn rất nhiều tranh cãi.
Tiễn sĩ Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, đã bàn luận về vấn đề này trong chương trình Vấn đề hôm nay tối 19/8. Mời các bạn theo dõi cuộc trò chuyện trong video dưới đây:
Vấn đề hôm nay - 19/8/2019
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!