Tái cơ cấu trồng trọt: Thiếu đồng bộ

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 23/07/2015 06:35 GMT+7

VTV.vn - Sau một thời gian triển khai Đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Đề án còn cho thấy sự thiếu đồng bộ.

Cách đây 1 năm, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và 2016-2020 đã được ban hành. Lý do ngành trồng trọt phải tái cơ cấu là do đã tồn tại nhiều bất cập trong những năm qua như có quá nhiều diện tích đất đai dành cho trồng lúa, trong khi giá trị cây lúa không cao.

Phải giữ 3 triệu ha lúa là quyết tâm mà Đảng, Nhà nước đặt ra, nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt là khi Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ đất lúa trong bối cảnh thu nhập từ trồng lúa quá thấp so với các ngành nghề khác đang là vấn đề đặt ra đối với ngành nông nghiệp. Bởi duy trì đất lúa ở một khía cạnh khác là câu chuyện làm thế nào để nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Trong chương trình Vấn đề hôm nay ngày 22/7, lý giải việc triển khai Đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt thời gian qua vẫn chưa đồng bộ, Tiến sĩ Đặng Kim Sơn cho rằng, đó chính là còn hạn chế về mặt khoa học công nghệ. Theo ông Sơn, khoa học công nghệ được xem là một khâu đột phá cho việc tái cơ cấu, vì vậy, về vấn đề này Việt Nam phải cố gắng rất nhiều. Bên cạnh đó, ngành trồng trọt cũng cần thay đổi thể chế, nhất là việc thành lập các hình thức hợp tác của nông dân và xây dựng liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp. Ngoài ra, ngành trồng trọt cũng cần mở cửa thị trường để có được đầu ra cho nông sản.

“3 vấn đề trên sẽ là những đột phá rất quan trọng cho ngành trồng trọt, vì vậy, để làm được ngành sẽ còn mất rất nhiều thời gian” - Tiến sĩ Đặng Kim Sơn nhận định.

Xung quanh những vấn đề trên, mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết trong VIDEO!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước