10/29 bang của quốc gia Nam Á này đã ban bố tình trạng hạn hán. Thiếu mưa trong 2 năm liên tiếp do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến cho tình trạng khan hiếm nguồn nước trở nên tồi tệ hơn.
Theo GS. Brahma Chellaney – Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ, những thách thức về môi trường ở châu Á như suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm nguồn nước, cạn kiệt nước ngầm, hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu đã khiến hạn hán xảy ra thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng hơn. Hạn hán kéo theo tình trạng nước ngọt khan hiếm, châu Á – khu vực chiếm 72 % diện tích tưới tiêu của toàn cầu – hiện đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một bên vừa phải tạo ra đủ lương thực ngày càng tăng, một bên vừa phải giảm lượng nước tưới tiêu. Nếu vấn đề này không được giải quyết thì kinh tế châu Á sẽ bị nặng, kéo theo kinh tế toàn cầu.
Theo đó, GS. Brahma Chellaney đã đưa ra một số giải pháp vĩ mô nhằm giải quyết tình trạng hạn hán kéo dài tại Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia châu Á khác: "Khu vực Đông Nam Á cùng với Nam Á là những điểm nóng có nguy cơ hạn hán. Giải pháp cho những khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán giống nhau. Thứ nhất là cần bảo vệ hệ thống sông và nước quốc gia. Thứ hai là cải thiện trữ lượng nước nhằm ngăn chặn xảy ra khủng hoảng nước, đồng thời cũng cần cắt giảm sử dụng nước đặc biệt trong ngành công nghiệp. Thêm vào đó, các quốc gia cũng cần ứng dụng thay thế để tạo ra nguồn điện. Cuối cùng, các quốc gia cần phải tái tạo hệ thống sinh thái tự nhiên”.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam