Tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội cho ý kiến về dự án luật quản lý nợ công sửa đổi diễn ra vào ngày 20/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định theo tinh thần của dự thảo thì nợ công sẽ chỉ bao gồm 3 loại là nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Và như vậy, nợ công sẽ không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước. Nói một cách khác là Chính phủ sẽ không đi trả nợ thay cho doanh nghiệp nhà nước.
Bộ Tài chính cũng cho biết thêm là trên cơ sở khảo sát cách tính của 40 quốc gia thì cũng chỉ có 4 nước quy định nợ của doanh nghiệp nhà nước được tính vào nợ công. Đó là Thái Lan, Slovakia, Serbia, Philippines và cả 4 nước này cũng chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích và thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao.
Trước câu hỏi có nên đưa nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công hay không thì theo chuyên gia tài chính Vũ Đình Ánh – khách mời của chương trình: "Tôi chia sẻ quan điểm với Bộ Tài chính là không nên đưa nợ của doanh nghiệp nhà nước vào nợ công. Xét về bản chất, nợ của khu vực doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam hiện nay khác với bản chất của nợ công. Quy trình của vay nợ và sử dụng vốn vay cho đến lúc trả nợ cũng khác nhau. Do đó, tôi chia sẻ là không nên đưa vào nợ công".
Để được hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy xem trong video dưới đây:
Vấn đề hôm nay - Nhà nước không trả nợ thay doanh nghiệp nhà nước
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!