Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa: Nhiều bài học được rút ra để đầu tư hiệu quả

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 06/09/2024 17:17 GMT+7

VTV.vn - Những bài học rút ra từ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn trước sẽ trở nên rất hữu ích khi triển khai chương trình mục tiêu mới.

Tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035, đảm bảo tính đồng bộ khả thi, đầu tư có trọng tâm trọng điểm và đặc biệt phải gắn liền với ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề cấp bách là vấn đề căn cốt để tạo nên hiệu quả của chương trình. Cách đây hơn 10 năm, Chương trình mục tiêu về phát triển văn hóa đã từng được triển khai. Việc đầu tư nguồn lực khi đó đã hồi sinh nhiều di sản, không gian văn hóa cũng như tạo chuyển biến trong đời sống tinh thần của người dân. Những bài học đặt ra trong quá trình ấy sẽ trở nên rất hữu ích cho các cơ quan hữu quan khi triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn mới này.

Với đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, hiệu quả của nguồn vốn đầu tư qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trước đây có giá trị không thể đong đếm. Khi triển khai có trọng tâm, hiệu quả, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa  ở các địa phương miền núi. Trong đó, ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng là một minh chứng cho việc đầu tư đúng và trúng ở vùng khó. Từ ngôi nhà này, các hoạt động văn hóa thực sự được coi trọng. Điều quan trọng hơn là thay đổi nhận thức của nhân dân về vai trò của văn hóa.

“Bài học đầu tiên là dù tiền ít hay nhiều thì việc xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ phải xuất phát từ kiến trúc truyền thống. Có như vậy, nó mới trở thành sản phẩm du lịch”, TS Trần Hữu Sơn - Viện Trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng văn hóa và du lịch, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam chia sẻ.

Nước ta đang đứng trước một Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa có quy mô nguồn lực đầu tư rất lớn. Nếu được thông qua, đây được kỳ vọng sẽ tạo bứt phá để văn hóa được đặt xứng tầm với vị trí trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Theo các chuyên gia, bài học từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn trước cần có cơ chế chặt chẽ về quản lý, rà soát phân công rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của các cơ quan chủ trì, các cơ quan phối hợp, đặc biệt là có sự tham gia tư vấn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa.

Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 -  2035 đã nhận được sự quan tâm đóng góp của Bộ, ngành, địa phương hoàn thiện, trình Quốc hội trong các kỳ họp tiếp theo. Thời gian dài, phạm vi rộng, kinh phí lớn nên việc làm sao để tập trung nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả là yêu cầu rất quan trọng của chương trình, nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa song song với phát triển kinh tế xã hội. Những bài học rút ra từ  thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa giai đoạn trước sẽ trở nên rất  hữu ích khi triển khai chương trình mục tiêu mới.

7 tháng, giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt trên 43% 7 tháng, giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia mới đạt trên 43%

VTV.vn - Bộ Tài chính cho biết, lũy kế giải ngân nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đến hết tháng 7/2024 là 11.480,827 tỷ đồng, đạt 43,5% kế hoạch vốn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước