Dân ca Ví, Giặm được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở Nghệ An, Hà Tĩnh. (Ảnh: st)
Hồ sơ đề nghị công nhận dân ca Ví, Giặm của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể sẽ được xem xét tại kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, đang diễn ra tại Paris, Pháp, từ ngày 24-28/11.
Nếu hồ sơ được công nhận, dân ca Ví, Giặm sẽ là Di sản phi vật thể thứ 8 của Việt Nam được vinh danh ở tầm nhân loại. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là một trong 46 hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại trong đợt này. Ngoài ra, còn 8 hồ sơ đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.s
Ví, Giặm là hai thể hát dân ca có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo. Các chuyên gia ước tính có khoảng 15 điệu Ví, 8 điệu Giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp.
Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương.
Để tìm hiểu về giá trị của Ví, Giặm và việc bảo tồn di sản này, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, nhạc sĩ Đặng Hoành Loan - một trong những chuyên gia hàng đầu về âm nhạc dân tộc.
Mời quý vị và các bạn theo dõi VIDEO chi tiết:
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.