Hiểu đúng Thông tư 04 về quản lý tiền công đức

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 30/03/2023 13:54 GMT+7

VTV.vn - Câu chuyện quản lý tiền công đức được bàn nhiều năm qua đã chính thức đi vào thực tế sau khi Thông tư 04 ban hành.

Có hiệu lực từ ngày 19/3 vừa qua, Thông tư số 04 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội đã nhận được sự đồng thuận của người dân cũng như các đơn vị liên quan. Vấn đề này càng được quan tâm hơn sau chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc kiểm tra tổng thể quản lý tiền công đức tại các di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa trên toàn quốc. Sau hơn 1 tuần kể từ khi Thông tư có hiệu lực, các địa phương đã bước đầu triển khai thác ứng với sự thay đổi.

Câu chuyện quản lý tiền công đức được bàn nhiều năm qua đã chính thức đi vào thực tế. Theo đó, trên 10.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, gần 4.000 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 123 di tích cấp quốc gia đặc biệt và hàng ngàn lễ hội sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh theo Thông tư 04.

Tuy nhiên, trong số này, nhiều di tích cũng đồng thời là cơ sở tôn giáo tín ngưỡng đã đặt ra những thách thức trong việc áp dụng quy định vào thực tế. Bởi lẽ, theo Thông tư, tất cả các cơ sở tín ngưỡng tôn giáo dù nằm trong địa bàn di tích được xếp hạng, được kiểm kê hay không thì Nhà nước cũng không quản lý tiền công đức. Việc quản lý tiền công đức vẫn đảm bảo sự tự chủ, độc lập trong quản lý tài chính của cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đòi hỏi sự quan tâm của các địa phương và các tổ chức tôn giáo.

Không phải tất cả các cơ sở tôn giáo mà chỉ có những cơ sở đã được xếp hạng di tích mới nằm trong phạm vi điều chỉnh của Thông tư 04. Như tại thành phố Hồ Chí Minh, có 1469 tự viện nhưng chỉ có 34 chùa đã xếp hạng di tích thuộc diện điều chỉnh. Đồng thời, tiền công đức cho các cấp giáo hội và chùa nhằm mục đích tài trợ cho hoạt động tôn giáo sẽ không thuộc diện quản lý, kiểm tra. Dù Nhà nước không quản lý công đức chung nhưng thời gian qua, Hội đồng trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn đề nghị tăng, ni, phật tử, các tổ chức trực thuộc, trụ chì chùa, các cơ sở tự viện.

Theo Thông tư 04, người đại diện các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, sử dụng tiền công đức. Trách nhiệm này là trọng trách khi gắn liền với sứ mệnh của người tu tập với đức tin của người dân.

Quản lý tiền công đức: 'Của một đồng, công một nén' Quản lý tiền công đức: "Của một đồng, công một nén"

VTV.vn - "Của một đồng, công một nén", khi người dân đã tin tưởng trao lòng thành thì nơi tiếp nhận cũng phải xây dựng chữ tín.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước